Tác hại của cây Đinh Lăng mà bạn chưa biết?

Hầu hết mọi người điều biết cây Đinh Lăng là thảo dược tốt cho sức khỏe mà ít ai chú ý đến những tác hại của đinh lăng nếu sử dụng sai cách. Dưới đây là những tác hại của cây Đinh Lăng đến sức khỏe mà bạn cần chú ý

Tac Hai Cua Dinh Lang Ma Ban Chua Biet

1. Những tác hại của cây Đinh Lăng là gì?

Theo Đông y, mọi phần của cây Đinh Lăng đều có thể được sử dụng, tuy nhiên, mỗi phần lại có cách sử dụng riêng biệt.

Lá Đinh Lăng

Lá Đinh Lăng phơi khô, sấy vàng và thảo trên đất mới có thể được sử dụng làm gối nằm để giảm mồ hôi đêm, giảm đau đầu và tăng cường trí nhớ.

Phần thân

Phần thân Đinh Lăng có thể băm ra, sao vàng hạ thổ để sắc nước uống. Theo một kinh nghiệm của một số người chơi rượu thảo dược cho biết, bắt buộc phải sao vàng để dược tính bên trong biến chuyển mới có thể dùng được.

Rễ Đinh Lăng

Rễ Đinh Lăng, phần củ nằm dưới, thường được sử dụng để ngâm rượu uống. Tuy nhiên, cành cây Đinh Lăng thì thường chỉ được sử dụng để làm giống và ít khi được sắc nước uống.

– Thời điểm thu hái Đinh Lăng thường là vào mùa đông, trên các cây trồng từ 3 tuổi trở lên. Đặc biệt, phần rễ (củ) của cây Đinh Lăng từ 6 tuổi trở lên có giá trị đáng kể. Tuy nhiên, rễ cây Đinh Lăng chứa chất ancaloit, và việc sử dụng quá nhiều có thể gây mệt mỏi, hoa mắt, và chóng mặt.

– Ngoài ra, chiết xuất từ Đinh Lăng cũng có liều lượng sử dụng và liều gây độc. Trên chuột, liều chết LD50 của Đinh Lăng là 32,9g/kg (nginseng 16,5g/kg, ngũ gia bì 14,5g/kg). Ở liều độc, cây Đinh Lăng có thể gây xuất huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày và ruột.

– Thành phần saponin có mặt trong rễ cây Đinh Lăng có khả năng tán huyết và đánh vỡ các hồng cầu trong cơ thể. Do đó, khi uống rượu Đinh Lăng, nên hạn chế sử dụng chỉ từ 3-4 ly mỗi lần.

– Đặc biệt, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cây Đinh Lăng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng Đinh Lăng trong trường hợp này.

– Những người bị bệnh gan hoặc đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh liên quan cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Đinh Lăng để điều trị bệnh.

Tac Hai Cua Dinh Lang Ma Ban Chua Biet 1

2. Một số bài thuốc Đinh Lăng thường dùng

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng

Ngâm 30g vỏ rễ Đinh Lăng, 10g lá hoặc vỏ quả chanh, 10g vỏ quýt, 20g rễ sài hồ, 20g lá tre, 30g rau má, 30g cam thảo dây, 20g chua me đất trong nước đầy, sắc đặc rồi lấy 250ml. Uống chia làm 3 lần trong ngày.

– Chữa thiếu máu

Pha 100g rễ Đinh Lăng, thục địa, hà thủ ô đỏ, hoàng tinh cùng với 20g tam thất. Xay nhỏ và lọc thành bột mịn, sau đó sắc và uống 100g mỗi ngày.

– Chữa bong gân

Pha trộn 80g lá Đinh Lăng, 40g vỏ cây gạo (loại bỏ vỏ đen), 40g chân cua sống, 20g tô mộc, và 5 nụ đinh hương. Rửa sạch lá Đinh L ăng, vỏ gạo và chân cua bằng nước muối, sau đó nghiền nhỏ. Tô mộc được xay thành bột mịn riêng. Khi đã trộn đều, áp dụng lên vùng bị bong gân, và buộc chặt bằng băng. Thực hiện mỗi ngày một lần.

Tac Hai Cua Dinh Lang Ma Ban Chua Biet 2.jpg

– Chữa đau tử cung

Cây Đinh Lăng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ lưu thông khí huyết, giúp ổn định đường huyết, chữa rối loạn kinh nguyệt. Nước lá Đinh Lăng giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm các cơn đau vùng bụng và cổ tử cung cho phụ nữ sau sinh.

Cách làm: Lấy cành và lá Đinh Lăng rửa sạch đem sao vàng. Sắc nước uống thay chè, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả.

– Chữa các vết thương, sưng đau cơ khớp

40g lá Đinh Lăng tươi, đem rửa sạch, rồi giã nát và đắp vào vùng đau nhức.

– Chữa bệnh viêm gan mạn tính

Lấy 12g rễ Đinh Lăng, 20g nhân trần, 16g ý dĩ, chi tử, biển đậu, hoài sơn, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g, uất kim, nghệ, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc hỗn hợp với các thành phần trên và lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày một thang.

Tac Hai Cua Dinh Lang Ma Ban Chua Biet 3

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cây Đinh Lăng và những luu ý khi sử dụng chúng. Cảm ơn đã theo dõi Vườn Sài Gòn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

>>>Xem thêm: 08 nhóm thực phẩm tốt cho phổi nên ăn thường xuyên

>>>Xem thêm: Bất ngờ 11 thực phẩm có vị đắng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

>>>Xem thêm: 6 loại rau củ rất tốt cho người bị đau dạ dày và HP

DANH MỤC