Lá Sa Kê trị bệnh tiểu đường và cách thực hiện

Lá sa kê trị bệnh tiểu đường là bài thuốc dân gian quen thuộc từ thời ông bà xưa. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc này như thế nào và cách sử dụng ra sao thì không phải ai cũng biết. Cùng Vườn Sài Gòn xem ngay bài viết bên dưới nhé!

La Sa Ke Tri Benh Tieu Duong Va Cach Thuc Hien

1. Tác dụng của lá Sa Kê trị bệnh tiểu đường

Cây sa kê hay còn có tên khác là cây xa kê, cây bánh mì, thuộc họ Dâu tằm. Cây sa kê được trồng nhiều ở vùng miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Lá sa kê được chứng minh có tác dụng chữa trị hiệu quả bệnh gan, cường lách, tim, thận, huyết áp cao, tiểu đường, trị các bệnh sưng tấy hoặc ngứa da.

La Sa Ke Tri Benh Tieu Duong Va Cach Thuc Hien 1

– Lá sa kê có khả năng chống lại những tổn thương do alloxan – nicotinamide gây ra ở tuyến tụy. Trong loại lá này có chứa flavonoid giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa.

– Bên cạnh đó, nó có khả năng kích thích tuyến tụy bài tiết insulin giúp ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Hợp chất flavonoid này còn giúp hạ cholesterol trong máu.

– Ngoài ra, quả sa kê cũng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Quả có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin và acid amin. Không chứa gluten, có chỉ số đường huyết thấp nên rất phù hợp để ăn kiêng và không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

2. Các bài thuốc từ lá Sa Kê trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu

– 2 – 3 lá đã vàng vừa rụng xuống

– 20 gram lá chè xanh

– 50 gram rau ngót

Cách làm

– Bước 1: Đem các nguyên liệu đi rửa sạch

– Bước 2: Đem các nguyên liệu này đi nấu với nước để uống hằng ngày

Lưu ý: Bài thuốc này thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh huyết áp cao.

La Sa Ke Tri Benh Tieu Duong Va Cach Thuc Hien 2.png

3. Những lưu ý khi sử dụng lá Sa Kê trị bệnh tiểu đường

Mặc dù bài thuốc từ lá sa kê trị bệnh tiểu đường được cho là khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây khi áp dụng

– Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh tiểu đường mà có sự điều chỉnh, gia giảm liều lượng thuốc phù hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Hãy hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước về liều lượng, thời gian áp dụng, cách dùng như thế nào là hợp lý.
– Trong lá sa kê có độc tính nhất định nên cần cẩn thận khi sử dụng. Không nên dùng kéo dài sẽ dễ gây hại đến sức khỏe. Nên uống cách tuần là tốt nhất.

– Lá sa kê chỉ là một bài thuốc hỗ trợ, chứ không thể thay thế hoàn toàn cho phác đồ điều trị bệnh tiểu đường chính thức bằng thuốc.

– Cần kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày kết hợp với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của lá sa kê trị bệnh tiểu đường và cách dùng an toàn, hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Vườn Sài Gòn
>>Xem thêm: Bất ngờ 11 thực phẩm có vị đắng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

>>Xem thêm: 4 loại rau quý như nhân sâm, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, ai cũng có thể trồng
>>Xem thêm: 7 lợi ích bất ngờ của trà hoa cúc, đặc biệt với phụ nữ

DANH MỤC