PHƯƠNG PHÁP TRỒNG MẬN (ROI) TRONG CHẬU CHO QUẢ XUM XUÊ

Quả Mận hay còn gọi là quả Roi là một loại quả rất quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam. Hình ảnh của những chùm quả đỏ chín mọng khiến nhiều người nhớ mãi.

Ngoài hương vị thơm ngon giải khát mùa hè thì mận (roi) còn có nhiều công dụng giúp chữa một số bệnh thông thường khá hiệu quả.

Vườn Sài Gòn xin chia sẻ đến bạn phương phát trồng mận (roi) trong chậu đơn giản mà cho quả xum xuê. Hãy cùng Vườn theo dõi bài viết dưới dây nhé!

Trồng Mận (Roi) trong chậu cho quả xum xuê

Trồng Mận (Roi) trong chậu cho quả xum xuê

1. Phương pháp trồng

1.1 Thời vụ trồng

  • Quả Mân ( Roi) có thể trồng quanh năm vẫn xanh tốt và cho ra quả. Tuy nhiên thời gian trồng phù hợp nhất là từ tháng 12 – tháng 1. Thời điểm này thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây.

1.2 Chuẩn bị dụng cụ

  • Trồng mận trong chậu hay thùng xốp cần đảm bảo có lỗ thoát nước để tránh gây ngập úng cho mận.
  • Chậu để trồng cây mận phù hợp nhất bạn có thể sử dụng chậu 63x48x46cm hoặc sử dụng chậu truyền thống từ 6T

1.3 Đất trồng

  • Đất thích hợp để trồng roi là loại đất thịt pha cát có độ tơi xốp và thông thoáng.
  • Để tiết kiệm thời gian bạn có thể sử dụng đất 3 IN 1 để trồng.

1.4 Cây giống

  • Hiện nay mận được trồng bằng cách gieo hạt hoặc ghép cành. Cây trồng sau 2 năm sẽ cho ra quả đều.
  • Trồng bằng cây con giống bạn nên lựa chọn mua giống tại những cơ sở uy tính, để đảm bảo cây được khỏe mạnh, phát triển tốt và hạn chế sâu bệnh.

1.5 Cách trồng

  • Đầu tiên bạn cần đào một hốc nhỏ ở giữa chậu. Đặt cây vào vị trí, và rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra. Lấp đất giữ chặt cây. Cắm cọc cố định cây.
  • Sau khi trồng bạn cần phủ một lớp mỏng rơm rạ, cỏ khô, lớp phủ Namix … xung quanh gốc để giữ ẩm.

2. Kỹ thuật chăm sóc

2.1 Nước tưới

Mận là loại cây ưa ẩm nên nhu cầu về nước cũng khá cao. Bạn cần thường xuyên cung cấp nước cho cây phát triển. Đặc biệt cây cần nước nhất vào thời kì mới trồng.

Cây chuẩn bị ra hoa, cần giữ cho gốc cây khô ráo. Thời kỳ mang trái, cây rất cần nhiều nước để nuôi trái. Thiếu nước năng suất kém, phẩm chất giảm và trái nhỏ.

2.2 Phân bón

  • Sau khi trồng 15 – 20 ngày thì có thể tưới phân bón lá Rootplex Grow More Seaweed Extract kết hợp với bón phân trùn quế, mỗi tuần tưới 1 lần, tưới trong vòng 1 tháng.
  • Bón thúc lần 1 50gr NPK 20 – 20 – 15 + TE cho 1 gốc. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc cách 5 – 10 cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Kết hợp bổ sung phân hũu cơ cho cây như Organic USA, Phân bón hữu cơ Gia Đình cho hoa – rau củ quả,…
  • Đối với cây dưới một năm tuổi: Bón cho mỗi gốc 250g phân trùn quế + 25g Super lân + 50gr NPK 20 -20 -15 + TE, mỗi lần bón cách nhau 1 tháng.
  • Thời kỳ đậu quả cần tăng cường KaliCanxi nhằm giúp trái có màu tươi đẹp và vị ngọt hơn.
  • Sau khi thu hoạch xong có thể bón tiếp cho cây 50gr phân NPK 20-20-15 + TE cho cây nhanh chóng phục hồi để cho hoa trái đợt tiếp theo.

2.3 Sâu bệnh hại

Sâu hại
  • Rầy mềm, rệp sáp, rệp dính: Tấn công chồi non, cuốn lá, cuốn trái,… làm cành lá quăn queo, bị muội hóng làm đen trái … Có thể dùng Movento 150 OD, Reasgant 5EC, Bihopper 270EC, map jono 700WP,…
  • Ruồi đục trái: Gây hại trên trái ở giai đoạn trái gần chín. Ruồi đẻ nhiều trứng vào trái, trứng nở ra giòi. Trái thường bị hư hại rất nặng vào mùa mưa. Dùng chất dẫn dụ sinh học Vizubon- D hoặc keo dính ruồi để bẫy ruồi.
Ruồi đục trái

Ruồi đục trái

  • Sâu ăn lá: Là loài sâu ăn tạp, thường cắn phá đọt non làm bộ lá còi cọc xơ xác. Dùng các loại thuốc BVTV xử lý: Biobit 32B FC,  Basudin 50EC,…
Sâu ăn lá hại cây mận

Sâu ăn lá hại cây mận

  • Sâu đục thân, đục cành: Ấu trùng đục vào cành, thân làm cho cành bị khô có thể bị gảy ngang. Có thể dùng Bitadin WP, Ansuco 120EC hiệu S12+, Karate 2.5EC,…
  • Sâu đục trái: Chúng đục sâu vào bên trong trái, làm giảm phẩm chất trái. Bạn có thể phun Karate, Bitadin WP, … xịt định kỳ vào giai đoạn trái còn nhỏ và bao trái.
Sâu đục quả

Sâu đục quả

Bệnh hại
  • Bệnh chủ yếu trên mận là bệnh thối trái. Xử lý bằng cách thu gom tiêu hủy những trái bệnh. Khi vừa xuất hiện bệnh, phun Ridomil, Mancozeb, Aliette,… phun ướt đều lên các trái, nhất là những chùm trái ở phải dưới thấp và bên trong tán cây.
  • Phun 2-3 lần/ tuần.

3. Thu hoạch

Mùa mận chín vào tháng 5-6 ở đồng bằng, 7-8 ở miền núi.

Căn cứ vào màu sắc quả xác định độ chí. Phần duôi quả nơi xa cuốn nhất sẽ chuyển màu trước tiên. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏ hoặc tía tùy giống.

Mận chuẩn bị thu hoạch

Mận chuẩn bị thu hoạch

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ trồng được một chậu mận thật xanh tốt và cho trái xum xuê. Vườn Sài Gòn chúc bạn thành công.

Vườn Sài Gòn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DANH MỤC