Cách xử lý, khắc phục khi cây bị ngộ độc phân bón

Phân bón là không thể thiếu trong nông nghiệp, phân bón giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển và cho năng suất cao. Tuy nhiên không phải cứ bón càng nhiều phân là cây cho năng suất càng cao. Việc bón phân không hợp lý có thể khiến cây bị ngộ độc phân bón, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất và có thể làm chết cây.

Biểu hiện và cách khắc phục tình trạng ngộ độc do phân bón này như thế nào, cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu nhé!

1. Phân loại

Có thể chia thành 3 dạng cây bị ngộ độc do phân bón:

a. Bị cháy phân:

  • Tương tự như da người bị cháy do nắng, do tắm biển. Đây là dạng ngộ độc trực tiếp, cấp tính lên một bộ phận của cây mà có thể trên tổng thể với lượng phân đó thì chưa xảy ra dư thừa khiến cho cây bị ngộ độc.

b. Mất cân đối dinh dưỡng:

  • Cây bị ngộ độc trong trường hợp lượng phân bón chưa dư nhưng do các chất sẽ ảnh hưởng lẫn nhau nên khi có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia.
  • Ví dụ khác như với kali. Kali là yếu tố giúp cây chắc khỏe, ít sâu bệnh và cây cũng có thể hấp thu nhiều kali mà không bị nhiễm độc. Tuy nhiên khi nhiều kali thì sẽ ức chế khiến cho cây không hấp thu được canxi và mangê khiến cho cây có triệu chứng như bị ngộ độc.

c. Ngộ độc thực sự:

  • Là trường hợp bón quá nhiều so với nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây.
  • Ví dụ như nếu bón quá nhiều phân đạm thì sẽ làm cho lá cây bị vàng, rũ xuống.

2. Cách xử lý, khắc phục khi cây bị ngộ độc phân bón

Sau khi phát hiện cây bị ngộ độc phân bón, ta cần phải xử lý càng nhanh càng tốt.

  • Đầu tiên là phải ngưng ngay việc bón phân và sau đó là dùng nước để rửa bớt;
  • Với cây mọc dưới nước thì cần phải thay nước ngay;
  • Với cây trồng cạn thì tiến hành tưới nước nhiều để pha loãng phân;
  • Kiểm tra phần gốc cây, nếu thấy phân chưa tan thì tiến hành xúc bỏ đất và thay đất mới vào.
  • Dùng nước tưới nhiều và gốc cây, vùng rễ cây để pha loãng nồng độ phân bón.
  • Nếu cây bị ngộ độc bởi phân vi lượng thì có thể bón thêm vôi, lân. Việc bón thêm vôi hoặc lân sẽ làm cho pH tăng lên. Khi pH tăng thì sẽ làm giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng.
  • Tuy nhiên với các vi lượng là clo thì việc nâng độ pH lên sẽ có tác dụng ngược lại khiến cây bị ngộ độc nặng hơn.
  • Việc bón phân hữu cơ giúp làm giảm tác dụng độc của việc dư thừa phân bón, bởi khi bón phân hữu cơ sẽ tăng cường hệ đệm của đất, giảm tác động của việc bón phân qúa mức. Ví dụ: Phân hữu cơ tảo biền Organic, phân hữu cơ Bỉ Agrimatin, phân chuồng,…

Lưu ý:

– Trước khi trồng cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, thành phần các chất trong đất trồng để có giải pháp bón phân hợp lý tránh dư thừa, ngộ độc phân bón cho cây.

– Cây trồng cũng là sinh vật sống nên khi bị nhiễm độc thì sẽ có những phản vệ nhằm hạn chế nhiễm độc. Các chất dư thừa cây sẽ được thải nhanh qua mép lá. Đây là dấu hiệu nhận biết sớm để chữa trị cho cây.

Bên trên là những kinh nghiệm mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Các bạn hãy tham khảo để chăm sóc khu vườn thật xanh tốt và khỏe mạnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giỏ hàng

Hãy chọn sản phẩm để thêm vào giỏ hàng