Cây Lưỡi Hổ là cây cảnh không chỉ làm đẹp cho không gian xung quanh bạn mà còn đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe và phong thủy. Là loài cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi nên Lưỡi Hổ có sức sống bền bỉ ngay cả trong điều kiện môi trường khô nóng khắc nghiệt.
Cây phù hợp để phòng khách, phòng làm việc và làm cây nội thất, nhất là nơi thường sử dụng máy tính.
Khi trồng cây lưỡi hổ nhiều người thường mắc một số sai lầm cơ bản do không biết rõ đặc tính cũng như vị trí phù hợp, khiến cây không phát triển. Dưới đây là những điều cây Lưỡi Hổ sợ và không thích mà các bạn khi trồng cần tránh.
1. Sợ ánh nắng trực tiếp
Lưỡi hổ tuy ưa ánh nắng nhưng lại rất sợ ánh nắng trực tiếp, đặc biệt là vào mùa hè, nếu đặt chậu cây ở nơi có ánh nắng bên ngoài sẽ dễ bị cháy lá và để lại những vết sẹo xấu xí.
Cây cảnh này là loại cây chịu bóng tốt và có thể trồng ở bất cứ đâu trong nhà, nhưng tiền đề là phải có đủ ánh sáng tán xạ.
2. Sợ tưới nhiều nước
Lá của cây lưỡi hổ tương đối nhẵn, thoát hơi nước yếu, lá dày cũng tích nước nhiều nên cây cảnh này chịu hạn tốt. Vào mùa đông, dù bạn có không tưới cho chúng 1-2 tháng, cây cảnh cũng sẽ không bị khô héo.
Khi bạn nhận thấy lá của cây lưỡi hổ mỏng và xỉn màu có nghĩa nó đang “nói” nó bị khát và đã đến lúc cần phải tưới nước.
Một số bạn trồng cây cảnh chỉ nghĩ rằng cây lưỡi hổ chịu hạn tốt nhưng tưới nước cũng rất tùy tiện. Việc tưới nước thường xuyên không tốt cho lưỡi hổ vì có thể làm thối dễ. Còn nếu không được tưới nước quá lâu ngày thì cây lưỡi hổ cũng rất khó phát triển. Do đó, việc tưới nước cho cây lưỡi hổ phải được kiểm soát chặt chẽ.
3. Cây Lưỡi Hổ không thích trồng quá sâu
Việc dùng chậu sâu để trồng cây lưỡi hổ sẽ khiến cây cảnh này chỉ sống èo uột, không phát triển được chồi phụ, thậm chí có thể bị khô héo và chết.
Nguyên nhân là do trồng quá sâu, bộ rễ của cây lưỡi hổ không khỏe, có thể nói còn rất mỏng manh, thân rễ không phát triển xuống phía dưới mà đi ngang nên bộ rễ của nó phát triển tương đối nông ở tầng đất trên.
Trồng ở chậu sâu, tưới nước nhiều có thể làm đọng nước và gây thối rễ hoặc chất dinh dưỡng đi xuống dưới mà rễ của cây cảnh lưỡi hổ không “với” xuống được.
Do đó, khi trồng cây lưỡi hổ, bạn nên chọn chậu có miệng sâu vừa vặn với nó. Bạn không nên trồng quá sâu, nếu chậu sâu thì nên đặt vài viên gạch, đá,… dưới đáy chậu rồi mới phủ đất lên. Nếu đặt gạch quá nặng, khó khăn cho việc di chuyển chậu cây thì có thể đặt than củi, đất nung, thậm chí là xốp bên dưới đáy chậu
4. Cây Lưỡi Hổ không thích được bón phân
Khi thay chậu cho cây, chúng ta có thể thấy bộ rễ của nó rất mảnh mai. Điều này cũng có nghĩa là cần đặc biệt chú ý khi tưới nước và bón phân cho nó, ngoại trừ việc không nên tưới quá thường xuyên, và không nên bón quá nhiều phân nếu không sẽ dễ làm cháy bộ rễ và gây thối rễ
Việc nuôi lưỡi hổ chủ yếu để xem lá, bình thường không cần bón quá nhiều, chỉ cần thỉnh thoảng bón một ít phân loãng vào mùa sinh trưởng cao điểm là có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của cây. Bạn có thể cho một ít phân hữu cơ đã lên men vào đất trong chậu, điều này có thể thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cây.
Trồng cây lưỡi hổ khá dễ. Tuy nhiên, để cây phát triển đẹp thì bạn cần hiểu rõ đặt tính của chúng. Cây lưỡi hổ sẽ mọc đẹp, làm bạn mãn nhãn, không uổng đâu!!!
>>Xem thêm: 5 bệnh thường gặp ở cây Lưỡi hổ
>>Xem thêm: Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây Lưỡi Hổ