Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây Lưỡi Hổ

1.Giới Thiệu

Lưỡi hổ là tên gọi phổ biến, ngoài ra bạn có thể gọi nó là Lưỡi cọp, Lưỡi hùm, Hổ vĩ mép vàng.

Ở một số quốc gia, Lưỡi hổ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Lan đuôi cọp (Trung Quốc), lưỡi gươm của Thánh George, thanh kiếm Pasha (Thổ Nhĩ Kỳ).

Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây Lưỡi Hổ

Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây Lưỡi Hổ

 

2.   Cách trồng và nhân giống cây Lưỡi Hổ

Chọn đất trồng cho cây Lưỡi Hổ

  • Cây Lưỡi Hổ khá dễ trồng và chăm sóc, có lá mọng nước nên khả năng chịu khô hạn tốt. Khi chọn đất trồng Lưỡi Hổ chỉ cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt như đất Namix, đất trồng hoa hồng VSG.
  • Lưỡi Hổ cũng có thể sống và sinh trưởng tốt nếu như trồng thủy sinh.

Trồng và nhân giống

  • Để nhân giống cây Lưỡi Hổ có 2 cách tách bụi và giâm cành.
  • Tách Bụi: Cây rất dễ đẻ ra nhánh mới, cây con. Đợi cây con lớn khoảng 2 tuần – 1 tháng bạn có thể tách chúng ra thành một cây mới riêng lẻ.
  • Giâm cành: Đầu tiên, cần lựa chọn một cây Lưỡi Hổ sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Chọn một chiếc lá non to khỏe, màu sắc đẹp, cắt ngang sát gốc.
  • Các bạn cát thành từng khúc dài khoảng 5 cm và để một thời gian cho những lát cắt này héo mặt, khô. Sau đó, chôn khoảng 1/2 độ sâu của đất. Đặt chậu ở nơi có nắng, không tưới quá nhiều nước và chờ lá ra rễ. Việc giâm lá nên thực hiện từ mua Xuân đến cuối mùa Hè.
Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây Lưỡi Hổ

Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây Lưỡi Hổ

  3. Cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ

Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây Lưỡi Hổ

Cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây Lưỡi Hổ

  • Ánh sáng: lưỡi hổ khá nổi tiếng khi sống được với ánh sáng trực tiếp lẫn điều kiện ánh sáng yếu, vậy nên điều kiện sáng vừa đủ kèm một tí bóng râm thì trên cả tuyệt vời.
  • Nước: Cây có thể sống hàng tuần mà không cần nước nên chỉ cần tưới vừa đủ trên bề mặt đất thôi, thường 2-3 tuần hãy tưới một lần, chờ đất ráo nước rồi hãy tưới, không cần vội. Khi tưới cũng chỉ tưới phần đất xung quanh, không tưới thẳng nước vào lá hoặc toàn thân cây.
  • Nhiệt độ: dù chịu nóng giỏi, nhưng cây sẽ sinh trường tốt nhất ở nhiệt độ 15-27 độ C, cũng cần chú ý nếu cây bị vàng lá (do lạnh). Nếu quá nhiều nước cây sẽ rũ xuống, thiếu nước thì lá nhăn, trông héo úa.
  • Phân bón: có thể sử dụng các loại phân NPK thông thường để bón cho cây lưỡi hổ.

Cách trồng và chăm sóc lưỡi hổ tại nhà thật đơn giản. Vườn Sài Gòn chúc các bạn có những chậu lưỡi hổ trang trí trong nhà thật đẹp!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DANH MỤC