Các Hình Thức Nhân Nuôi Trùn Tại Nhà Của Các Nhà Làm Vườn Nổi Tiếng

Phân trùn quế hiện đang là phân hữu cơ cao cấp và giàu dinh dưỡng cho nhà nông. Trùn quế ngày nay được đưa vào nuôi công nghiệp với quy mô lớn nhỏ giúp tăng kinh tế, cung cấp phân bón dinh dưỡng cho cây trồng và làm thức ăn cho vật nuôi. Để đem lại kinh tế cao thì đầu tiên cần phải tìm hiểu kỹ các mô hình nuôi trùn quế hiệu quả. Dưới đây là các hình thức nuôi trùn quế tại nhà của các nhà làm vườn nổi tiếng mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẻ đến bạn.

1. Nuôi trùn quế trong thùng nuôi trùn, thùng xốp

Thùng nuôi trùn quế Ecobox

Thùng nuôi trùn quế Ecobox

Dành cho ai có nhu cầu nuôi trùn quế và lấy phân theo quy mô nhỏ tại nhà. Trùn quế sẽ được nuôi trong thùng xốp có đục lỗ thoát nước, nuôi với số lượng trùn nhỏ, chủ yếu để lấy phân bón cho cây và cung cấp thức ăn cho vật nuôi. Kỹ thuật nuôi trùn quế tại nhà không khó. Chỉ cần chuẩn bị thùng xốp có lỗ thoát nước, ủ thức ăn (phân gia súc, rác hữu cơ) và cho trùn ăn thường xuyên. Sau vài tháng là có thành phẩm phân trùn quế chất lượng, dinh dưỡng. Mô hình này có thể giúp các gia đình xử lý một lượng lớn rác thải nhà bếp trong nhà.

Cac Mo Hinh Nuoi Trun Que

Nuôi trùn quế trong thùng xốp

2. Nuôi trùn quế bên bờ tường rào

Mô hình nuôi này dành cho ai muốn tận dụng nuôi trùn kết hợp trồng bầu, bí, mướp… Áp dụng mô hình này giúp tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao. Chuồng nuôi trùn sẽ tận dụng bờ tường và xây thêm một hàng gạch song song để tạo thành luống nuôi. Thế là hoàn thành chuồng trại nuôi trùn với chi phí thấp. Tuy nhiên đây là mô hình nuôi trùn nhỏ, không thể mở rộng quy mô khi có nhu cầu.

Cac Mo Hinh Nuoi Trun Que 1

Nuôi trùn quế cạnh tường rào

3. Nuôi trùn quế theo tầng

Mô hình nuôi trùn quế theo tầng là tận dụng diện tích để làm các tầng nuôi trùn. Nếu bạn có diện tích nhỏ thì có thể áp dụng mô hình này để nuôi trùn quế. Cùng một đơn vị diện tích nhưng nuôi trùn quế mô hình tầng giúp tăng thành phẩm, nuôi trùn với số lượng lớn hơn. Chuồng nuôi trùn quế phải được xây dựng kiên cố, chắc chắn và không dễ đổ gãy. Vật liệu làm chuồng có thể làm bằng tre, gỗ, sắt… Tuy nhiên mô hình này có một số hạn chế trong việc cho trùn ăn và bất tiện khi thu hoạch.

Cac Mo Hinh Nuoi Trun Que 2

Nuôi trùn quế theo tầng

4. Nuôi trùn quế kết hợp nuôi gà thả vườn

Như chúng ta đã biết thì trùn quế là thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi như gà, vịt… Chính vì vậy mô hình nuôi trùn quế kết hợp gà thả vườn đã ra đời và đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân. Gà khi ăn trùn quế sẽ lớn nhanh nhờ bổ sung lượng đạm cao, giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp rút ngắn thời gian nuôi.

Đặc biệt nếu có sẵn nguồn phân bón như phân bò, phân dê… thì nên thực hiện mô hình này giúp giảm chi phí và rút ngắn thời gian chăn nuôi. Phân trùn quế sau khi thu hoạch còn có thể bón cho cây cối như gừng, cây ăn quả… Mô hình này đang được áp dụng ở nhiều nơi tại các tỉnh thành nhờ hiệu quả 3 trong 1.

Bên cạnh mô hình nuôi trùn kết hợp thả vườn thì có thể kết hợp nuôi cá, trồng cây để đem lại hiệu quả cao hơn. Trùn quế có thể dùng làm thức ăn cho cá, gà vịt còn phân trùn có thể bón cho cây trồng.

5. Nuôi trùn quế trong vườn cao su

Đây cũng là mô hình nuôi giun quế phổ biến với chi phí thấp. Để thực hiện mô hình này thì bà con sẽ tiến hành làm chuồng ở dưới gốc cao su, chuồng được làm kiên cố và chắc chắn. Ở dưới gốc cao su có bóng râm, nhiệt độ mát mẻ nên rất thích hợp để nuôi trùn quế. Mô hình nuôi trùn tại vườn cao su có ưu điểm là chi phí thấp, hiệu quả cao tuy nhiên cần phải thay chuồng thường xuyên. Vì trồng dưới gốc cây nên việc cây đổ gãy, ngập nước mưa là một trong những hạn chế của mô hình này.

Cac Mo Hinh Nuoi Trun Que 3

Nuôi trùn quế trong vườn cao su

Hi vọng với những mô hình mà Vườn Sài Gòn giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng cho mô hình nuôi trùn quế tại nhà thật thành công.

Xem thêm:

DANH MỤC