Trùn quế là phương pháp chuyển đổi phân chuồng và chế phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ giàu dinh dưỡng để bón cho cây trồng. Nhưng mô hình nuôi trùn quế được ít người biết đến do kiến thức và kinh nghiệm hạn chế. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách nuôi trùn quế dạng sinh khối hiệu quả cho các bạn tham khảo.
Để nuôi sinh khối trùn quế rất đơn giản, không cần nhiều kỹ thuật mà có thể tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, tốn ít diện tích nuôi và đặc biệt vốn đầu tư thấp. Sau đây, Vườn Sài Gòn sẽ hướng dẫn mọi người cách nuôi trùn quế dạng sinh khối hiệu quả nhất.
Chuẩn bị nơi nuôi trùn quế
Nên đặt trại nuôi trùn quế ngay dưới bóng cây mát, có nước tưới thường xuyên
Hãy chọn nơi đất cao ráo, thoáng mát và đảm bảo thoát nước tốt, không bị ngập úng vào mùa mưa. Nên đặt trại nuôi trùn quế ngay dưới bóng cây mát, có nước tưới thường xuyên để cung cấp đầy đủ độ ẩm và môi trường sạch sẽ.
Diện tích chuồng nuôi giun thường xây theo kích thước tiêu chuẩn cao từ 30 – 40cm và rộng từ 1,2m – 1,8m và chiều dài sẽ tùy theo diện tích nơi đặt chuồng.
Chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn quế
Hãy chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để nuôi giun quế như dụng cụ xới đất, thu hoạch, tấm che phủ dạng lưới, thùng tưới nước.
Chuẩn bị chất nền
Chất nền tốt nhất nên dùng phân trâu, phần bò cũ và phải sạch, tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
Các phương pháp ủ chất nền khi nuôi giun
Các phương pháp ủ chất nền khi nuôi giun
Có 3 phương pháp ủ chất nền khi nuôi giun là ủ nóng, ủ nguội và ủ hỗn hợp.
Phương pháp ủ nóng
Giun quế rất sợ nước tiểu gia súc nên nếu phân có lẫn nước tiểu cần phun rửa thật sạch để loại bỏ nước tiểu. Với cách ủ này hãy chọn mặt nền cứng rải 1 lớp phân dày 10 – 15cm rồi rải 1 lớp chất độn dày 10cm trộn cùng với vôi bột. Tiếp tục dải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5m và ở giữa đống ủ cắm 1 đoạn tre thông khí.
Khi đã trộn đều xong cần phủ 1 lớp che mưa nắng bằng vật liệu như tấm tranh lợp, lá chuối, ni lông. Lưu ý 5 – 7 ngày tưới nước và đảo đều đống chất nền 1 lần để cung cấp đủ ẩm và đủ không khí. Chỉ sau 3 – 4 tuần chất nền có thể sử dụng được.
Phương pháp ủ nguội
Trộn phân gia súc và chất độn thành từng lớp, đánh đống tương tự như phương pháp ủ nóng nhưng không dùng vôi bột. Sau khi đánh đống xong cần phủ 1 lớp rơm rạ mỏng rồi tưới nước cho ẩm. Dùng bùn chát kín đống ủ, để sau 3 tháng có thể dùng được.
Phương pháp ủ hỗn hợp
Xếp lớp phân chất độn rồi đánh đống như phương pháp ủ nóng, để sau 4 – 6 ngày nhiệt độ đống ủ phân lên cao 70 độ C rồi tưới nước ẩm và dùng bùn chát kín. Để sau 2 tháng có thể đem sử dụng.
Các bạn có thể áp dụng một trong 3 phương pháp ủ chất nền đều được. Sau khi đã có chất nền hãy rải vào chuồng hoặc hố nuôi giun một lớp dày từ 10 – 20cm rồi tưới ẩm, xới đều và san bằng. Lưu ý phải rải chất nền trước khi thả giun quế từ 2 – 3 ngày.
Chọn giống giun quế và thả giun
Chọn mua giun quế sinh khối để giun không bị sốc với môi trường lạ và sản sinh nhanh. Khi đã có chuồng hãy tiến hành thả giun sinh khối theo một đường thẳng giữa ô luống hoặc rải thành từng đám giữa mặt luống đều được. Lưu ý nên thả giun quế sinh khối giống vào buổi sáng là tốt nhất.
Sau khi thả giun khoảng 5 – 7 phút sẽ chui hết xuống lớp sâu cùng bên dưới. Nếu trên bề mặt vẫn nhìn thấy những con giun ngọ nguậy không thể di chuyển xuống lớp đất sâu thì hãy loại bọ những con giun giống bị thương.
Hàng ngày phải tưới ẩm lên mặt luống, nếu trời quá nóng khoảng 34 – 35 độ C nên tưới nước nhiều lần để giảm nhiệt độ. Nếu muốn năng suất thu hoạch cao thì mật độ thả giống thích hợp khoảng 15 – 20 kg sinh khối/1 m2. Thông thường sau khi thả trùn quế sinh khối khoảng 2 – 3 tháng là có thể thu hoạch được.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách nuôi trùn quế dạng sinh khối hiệu quả mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẻ cho bà con nông dân tham khảo để ứng dụng tốt nhất trong trồng trọt nông nghiệp.
Vườn Sài Gòn