Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Trùn Quế

Việc nuôi trùn quế để xử lý rác nhà bếp tại nhà tuy đơn giản nhưng cũng đòi hỏi nhiều lưu ý sao cho trùn phát triển khỏe mạnh và nhân nhanh sinh khối

1. Nguồn con giống

Nên chọn nơi cung cấp con giống trùn quế uy tín, tin cậy. Chất lượng tỉ lệ trùn bố mẹ trong sinh khối phải đạt 15% trở lên. Trùn quế bố mẹ khỏe mạnh không mắc bệnh để đảm bảo chất lượng các lứa trùn sau.

Nguồn con giống trùn quế

Nguồn con giống trùn quế

2. Các dụng cụ nuôi trùn quế

Đối với hộ gia đình nuôi trùn để bón cho khu vườn, bạn có thể nuôi trùn quế trong khay chậu nhựa, thùng nuôi trùn.

Nuôi trùn kinh doanh bạn có thể nuôi ngoài trời có mái che hoặc không có mái che, nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp.

Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện mà bạn chọn phương thức nuôi trùn cho phù hợp.

Thùng nuôi trùn quế EcoBox

Thùng nuôi trùn quế EcoBox

3. Nơi đặt thùng nuôi trùn

Nơi đặt thùng nuôi trùn cần thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp soi vào sẽ gây nóng cho trùn.

Tránh đặt thùng nuôi trùng nơi ẩm thấp, ngập úng, phải có mái che nắng, che mưa. Ban đêm cần có đèn chiếu sáng, nhất là vào lúc mưa gió để tránh trùn bò đi nơi khác. Nhiệt độ phù hợp cho trùn phát triển tốt là từ 20 – 30 độ C.

Nơi đặt thùng nuôi trùn cần thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp soi vào sẽ gây nóng cho trùn.

Nơi đặt thùng nuôi trùn cần thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp soi vào sẽ gây nóng cho trùn

4. Lượng nước tưới cho trùn quế

Cần kiểm tra lượng nước trong thùng nuôi trùn thường xuyên. Nước tưới trùn phải sử dụng nguồn nước sạch, trung tính tránh phèn, mặn.

Nên tưới cho thùng nuôi trùng khoảng 2 – 3 ngày 1 lần. Khi thấy thùng nuôi trùn quá khô hoặc quá ẩm cần điều chỉnh lượng nước tưới ngay.

Tránh lượng nước dư thừa vì sẽ gây cho trứng trùn bị thối và tạo ra nhiều khí độc gây hại cho trùn, làm trùn bị chết.

Có thể nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng, sau đó thả ra; nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.

Nên chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả giống vì trùn đã bị sốc khi di chuyển.

Cần kiểm tra lượng nước trong thùng nuôi trùn thường xuyên

Cần kiểm tra lượng nước trong thùng nuôi trùn thường xuyên

5. Các loài động vật, côn trùng gây hại cho trùn quế

Nên có biện pháp ngăn ngừa các loài kiến, cóc, nhái…chui vào thùng nuôi trùn. Vì chúng sẽ ăn hết trùn hoặc làm trùn sợ không dám lên ăn.

6. Thức ăn cho trùn

Thức ăn trùn gồm: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ.. Trong đó phân bò tươi và phân trâu tươi là món khoái khẩu nhất của giun; còn lại phân gà, phân lợn, phân vịt, cần phải ủ cho hoai trước khi cho ăn.

Thức ăn là chất thải hữu cơ nên ở dạng đang phân hủy, tơi xốp,.. nên ủ phân, rau củ quả tươi sau 2 – 3 ngày rồi cho trùn ăn.

Thức ăn trùn gồm: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ

Thức ăn trùn gồm: Phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ

Nuôi trùn quế đơn giản nhưng các bạn nhớ lưu ý các điều ở trên nhé. Vườn Sài Gòn chúc bạn thành công.

Vườn Sài Gòn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giỏ hàng

Hãy chọn sản phẩm để thêm vào giỏ hàng