Hệ thống tưới nước nhỏ giọt là một hình thức tưới cây hợp lý, tiết kiệm nước, chi phí lao động, nhân công. Hệ thống này hỗ trợ trong việc chăm sóc cây trồng, cung cấp lượng nước cần thiết cho cây sinh trưởng tốt nhất.
Để có thể phát huy tối đa lợi thế của hệ thống tưới. Một trong những vấn đề cần lưu ý chính là giữ cho hệ thống tưới và các béc tưới không bị tắc nghẽn. Các bạn hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
I. Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn
Nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt có thể chia thành 3 nhóm: vật lí, sinh học, hóa học. Việc chia nhóm nguyên nhân sẽ giúp bạn phân loại và chọn nguồn nước cấp cho hệ thống tưới phù hợp, vì mỗi nguồn nước khác nhau tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho hệ thống khác nhau.
1. Nguyên nhân vật lí
- Hạt cát và các chất lơ lửng khác làm nghẹt lỗ nhỏ giọt. Những hạt cát hay các chất lơ lửng khác đi qua khe hở của hệ thống và sẽ làm tắc nghẽn nó. Các vật chất này thường tìm thấy trong nước mặt.
- Để khắc phục, cần có một hệ thống lọc thích hợp được thiết kế dựa trên chất lượng nguồn nước để có thể hạn chế các tác nhân vật lý gây tắc nghẽn hệ thống.
2. Nguyên nhân sinh học
- Hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và tảo phát triển, chúng sẽ tích tụ trong hệ thống thành các chất nhờn. Chất nhờn này sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây nghẽn vòi phun, hoặc chúng cũng có thể làm cho các hạt khoáng chất dính lại với nhau tạo thành các vật đủ lớn gây tắc nghẽn hệ thông tưới.
- Đặc biệt, càng trở nên nguy hiểm hơn khi trong nước có chứa các thành phần Mangan, Sắt,…Bởi vì, các loại vi khuẩn nấm tảo rêu này gây tắt ngẽn phổ biến khi trong nước có chứa các thành phần này. Khi mangan và sắt ở trong nước sẽ phản ứng và tạo ra Fe(OH)3 như sau:
Mn(OH)4 + Mn(OH)2 = 2Mn(OH)3
4Mn(OH)3 + O2 + 2H2O = 4Mn(OH)4
4Fe2+ + 8OH– + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3
- Cách khắc phục: sử dụng dung dịch clo dưới dạng: Nước Javen (NaOCl), chất khử trừng Clorin (CaClO)2 để diệt vi khuẩn liên quan đến tảo, đóng cặn của các hạt hữu cơ, cặn nước và cặn khuẩn.
3. Nguyên nhân hóa học
- Yếu tố làm tắc nghẽn hệ thống tưới bắt nguồn từ nguồn nước được sử dụng là nước mưa. Do trong nước mưa có các chất lắng đọng như canxi, magie, sắt và mangan, trong đó canxi cacbonat là chất kết tủa phổ biến nhất. Nước có chứa hàm lượng cao của các nguyên tố này và có độ pH trên 7.0 sẽ có khả năng gây tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt.
- Bên cạnh đó, việc bổ sung phân bón vào nguồn nước cũng có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ thống khi nồng độ khoáng trong nước tăng cao, vượt quá giới hạn hòa tan. Do vậy, ban nên thường xuyên kiểm tra thùng chứa nước xem có tình trạng kết tủa do bón phân hay không? Có thể dùng các biện pháp giảm độ pH trong nước để ngăn chặn việc tắc nghẽn hệ thống tưới.
II. Tổng hợp cách kiểm soát tránh tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt
- Thường xuyên kiểm tra nguồn nước để tránh bị tắc nghẽn hệ thống do ba nguyên nhân trên.
- Sử dụng bộ lọc tốt.
- Loại bỏ vi sinh vật bằng cách khử trùng nước và đường ống bằng dung dịch clo hoặc axid sunforic. Tham khảo bài viết cách xử lý tắc nghẽn bằng dung dịch clo.
- Ngăn chặn kết tủa không tan của các chất hóa học bên trong đường ống bằng cách điều chỉnh độ pH của nước, giám sát chặt chẽ việc hòa tan phân bón để tránh các phản ứng tạo kết tủa.
- Kiểm tra định kỳ các đầu, lỗ nhỏ giọt theo tháng, quý, năm để có giải pháp kịp thời phòng và sữa chữa hợp lý.
Vườn Sài Gòn sẽ luôn cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về nông nghiệp mới cho các bạn. Hãy đồng hành cùng Vườn để việc làm vườn trở nên dễ dàng hơn nhé.