NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHĂM SÓC HOA HỒNG

Hoa hồng được xem như là nữ hoàng của các loài hoa bởi sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc. Việc trồng và chăm sóc để có được một chậu hoa hồng đẹp, một giàn hoa hồng xinh không phải là điều đơn giản. Nó đòi hỏi bạn phải nắm được những kĩ thuật trồng và những lưu ý khi chăm sóc hoa hồng. Bạn hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu những điều cần lưu ý khi chăm sóc loài hoa nữ hoàng này nhé!

1. Chọn chậu trồng  

Ngày nay, chậu cây được làm từ nhiều chất liệu; đa dạng về mẫu mã, kích thước. Khi chọn chậu trồng hoa hồng cần lưu ý kích thước chậu có đủ không gian cho cây phát triển và chậu có thể thoát nước tốt vào mùa mưa là điều hết sức quan trọng.

Chậu trồng

Chậu Monrova với kiểu dáng sang trọng, đang là lựa chọn không thể bỏ qua của những ai yêu thích trồng hoa hồng.

2. Chọn đất trồng 

Đất trồng hoa hồng cần phải là đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và sạch mầm bệnh để cây luôn khỏe mạnh. Bạn có thể trộn giá thể trồng gồm đất thịt bazan, xơ dừa đã qua xử lý, trấu hun nguyên hạt, đất nung, phân trùn quế.

Ngoài ra, bạn nên trộn thêm một ít nấm đối kháng Trichoderma vào hỗn hợp nhằm ngăn ngừa các loại nấm bệnh trong đất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Đất trồng

Dành cho những ai bận rộn, không có thời gian thì có thể lựa chọn đất chuyên trồng hoa hồng cao cấp Orgamix vừa có độ tơi xốp giúp thoát nước tốt không ngập úng, đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây và phòng ngừa nấm bệnh hiệu quả.

3. Phân bón cho hoa hồng

Mùa mưa, bạn nên sử dụng những loại phân tan chậm và giảm lượng phân bón định kì để hạn chế việc dư thừa phân bón gây ra nấm bệnh cho cây.

Đối với mùa khô, khi bón bạn nên chôn phân xuống đất và kết hợp tưới nước sẽ giúp cho lượng phân không bị hao hụt hoặc dùng những phân bón dạng lỏng.

Bón phân

Một số loại phân bón hữu phù hợp dùng bón gốc cho cây hoa hồng như Bounce Back, Rapid Raiser, Dynamic Úc,

Ngoài ra, bạn nên kết hợp sử dụng đồng thời Gro Power, Nano Gold Fish Lysate, Seasol, Power Feed… kết hợp cùng Dịch Chuối hoặc Vitamin B1. Sử dụng định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.

4. Nước tưới hợp lý

Tưới nước cho hoa hồng vào lúc sáng sớm và chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa nắng vì dễ làm cây bị sốc nhiệt. Khi tưới, bạn có thể dùng bình tưới vòi sen tưới nhẹ nhàng để tránh làm văng đất hay phân bón ra ngoài.

Tưới nước

Vào những ngày mưa nhiều, bạn nên sử dụng chân đôn để kê cao chậu và di chuyển chậu đến nơi tránh mưa gió lớn; hoặc dùng lưới che mưa cho khu vườn và chỉ cần tưới nước khi thấy đất mặt bị khô. Tưới nước đầy đủ sẽ giúp cây luôn đủ độ ẩm, tươi xanh và phát triển bình thường.

5. Cắt tỉa hoa hồng

Để cây sẽ cho nhiều đọt non, thân cành vươn cao, cây lá xanh bóng, mướt mắt. Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành tăm, lá bệnh,… để cây thông thoáng và dễ đâm chồi non.

Cắt tỉa cành

Sau đó bạn nên sử dụng một số loại thuốc sinh học như: Nano Gold Thảo Dược, Nano Gold Bạc Đồng, Nano Gold Trichoderma Bacillus, Nano Gold Đồng Oxyclorua… để phòng ngừa sâu bệnh hại cho hoa hồng.

Hi vọng với những chia sẽ của Vườn Sài Gòn sẽ giúp cho những ai yêu thích và đam mê loài hoa nữ hoàng này, có thể dễ dàng trồng cho mình được những chậu hoa cũng như vườn hoa hồng tuyệt đẹp.

DANH MỤC