Nông nghiệp ngày càng phát triển, con người muốn thuận theo tự nhiên hơn. Từ đó lớp phủ hữu cơ càng được sử dụng nhiều hơn. Cùng tìm hiểu về vai trò của lớp phủ hữu cơ đối với cây trồng và sự phục hồi của đất trồng như thế nào nhé!
1. Lớp phủ hữu cơ là gì?
Lớp phủ hữu cơ
Từ xa xưa, nông dân đã sử dụng các loại lớp phủ hữu cơ hoặc nilon để bảo vệ đất trồng. Họ sử dụng rơm rạ, lá cây khô hoặc màng phủ nông nghiệp phủ lên bề mặt các luống rau, các gốc cây. Mục đích giúp hạn chế cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Đồng thời lớp phủ hữu cơ còn là nguồn phân compost hữu hiệu, an toàn cho cây.
Lớp phủ hữu cơ
Lớp phủ hữu cơ là giá thể hoàn toàn tự nhiên từ gỗ cây, vỏ cây, rơm rạ, lá khô, tàn dư thực vật,… Dùng làm lớp phủ bề mặt: Chậu cây, hoa viên, vườn rau, vườn hoa, cảnh quan… Lớp phủ mang lại nhiều lại lợi ích cho nhà vườn như ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại, giữ ẩm độ, giảm nhu cầu nước tưới, đồng thời cũng giữ ấm cho gốc cây vào mùa đông. Bên cạnh đó, lớp phủ hữu cơ cung cấp nguồn chất dinh dưỡng hữu hiệu, làm thay đổi cấu trúc lớp đất mặt, làm giàu lớp mùn.
Lớp phủ hữu cơ
2. Vai trò của lớp phủ hữu cơ đối với cây trồng
Lớp phủ hữu cơ giúp làm dày tầng đất mùn trên bề mặt, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Lớp phủ hữu cơ
Hạn chế sự phát triển của cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Bên cạnh đó giảm được công chăm sóc.
Lớp phủ điều hòa nhiệt độ của đất trồng, bảo vệ gốc rễ cây, giảm tác động của thời tiết bên ngoài. Trong mùa hè, lớp phủ có tác dụng giữ ẩm, làm giảm sự bốc thoát hơi nước. Vào mùa đông thì lớp phủ có tác dụng giữ ấm gốc cây trồng.
Lớp phủ hữu cơ
3. Vai trò của lớp phủ hữu cơ đến sự phục hồi của đất trồng
Lớp phủ hữu cơ cung cấp một nguồn chất dinh dưỡng cho đất, đặt biệt là làm thay đổi cấu trúc đất ở tầng đất mặt, làm giàu lớp mùn. Hạn chế sự xói mòn đất, rửa trôi và bốc thoát chất dinh dưỡng khi bón phân. Tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sống và phát triển, làm phong phú hệ vi sinh vật đất.
Lớp phủ hữu cơ
Bên cạnh đó lớp phủ nông nghiệp còn tạo cảm quan thuận tự nhiên, trang trí sân vườn.
4. Nhược điểm của lớp phủ hữu cơ
Lớp phủ hữu cơ giá thành thường cao và phân hóa theo thời gian. Bên cạnh đó, lớp phủ hữu cơ cần được xử lý và ủ trong thời gian nhất định trước khi dùng. Vì các vật liệu tươi trong thời gian ban đầu sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với đất trồng do các vi sinh vật sử dụng đạm N để phân hủy. Một số vật liệu có thể là nguồn lây lan nấm bệnh do không được xử lý.
Lớp phủ hữu cơ
Lớp phủ hữu cơ đã giúp vùng đất “chết” được sống lại theo thời gian. Vì thế, trong làm vườn, bạn đừng vội vứt bỏ các tàn dư thực vật nhé. Hãy xử lý chúng để hình thành lớp phủ hữu cơ dùng cho khu vườn của chính mình. Vườn Sài Gòn chúc bạn có khu vườn thuận tự nhiên nhé!
Sưu tầm: Mộng Xinh