Một số món ăn và bài thuốc quý từ mướp đắng

Mướp đắng có tính hàn, vị đắng. Có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, sử dụng nhiều sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, da dẻ mịn màng. Bên cạnh đó nước sắc trái mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, chữa mụn trứng cá, rôm sẩy. Ngoài ra, mướp đắng còn có nhiều tác dụng như kích thích ăn uống, chống viêm, hạ sốt. Hôm nay Vườn Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn các bài thuốc từ mướp đắng nhé!

Mướp đắng

Mướp đắng

1. Trà mướp đắng

Rễ, thân, lá, hoa, quả mướp đắng đều có thể làm trà bằng cách phơi hoặc sấy khô. Hãm với nước sôi khoảng 30p, dùng để uống hằng ngày rất tốt. Trà mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt.

Trà mướp đắng

Trà mướp đắng

2. Nước sắc mướp đắng

Nước sắc mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, tác dụng tốt đối với người bệnh gan, bệnh mắt và tăng huyết áp. Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Cắt đôi 2-3 quả khổ qua, rửa sạch, nấu với nước khoảng 10 phút. Dùng hằng ngày thay nước để có tác dụng tốt nhất.

Nước sắc mướp đắng

Nước sắc mướp đắng

3. Mướp đắng ăn sống hoặc làm nước ép

Khi bị ho hoặc viêm họng. Bạn ăn 1-2 quả mướp đắng tươi, ngậm nuốt nước từ từ, bỏ xác. Hoặc bạn muốn giảm cân cũng có thể sử dụng nước ép khổ qua mỗi buổi sáng.

Nước ép mướp đắng

Nước ép mướp đắng

4. Mướp đắng chế biến thành các món ăn

Canh mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng, mướp đắng kho đậu hủ,… Đây là các món ăn quen thuộc và khoái khẩu của người Việt. Nhờ vị đắng, tính mát nên các món ăn này được ưa chuộng, do chúng không gây ngán cho người ăn. Bên cạnh đó ở Miền Nam quả mướp đắng còn gọi là khổ qua. Tết đến, ở miền nam món canh khổ qua được cúng trên bàn thờ tổ tiên, với mong muốn bao nhiêu khổ nhọc đều trôi qua.

Canh mướp đắng nhồi thịt

Canh mướp đắng nhồi thịt

Mướp đắng là một loại thực phẩm bình dân quen thuộc với người Việt. Nhưng lại có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hãy thường xuyên bổ sung mướp đắng vào thực đơn hằng ngày nhé. Vườn Sài Gòn chúc bạn có nhiều sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DANH MỤC