Cây thủy tùng – ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Cây Thủy Tùng được mệnh danh là loại cây thanh cao và có sức sống bền bỉ. Nhưng bạn đã biết cây Thủy Tùng là cây gì? Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây Thủy Tùng để bàn chưa? Hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

Cay Thuy Tung Y Nghia Cach Trong Va Cham Soc 1.png

Thủy Tùng loại cây thanh cao và có sức sống bền bỉ

1. Đặc điểm cây Thủy Tùng

Cây Thủy Tùng hay còn gọi là cây thông nước.

Tên khoa học của cây thủy tùng là Glyptostrobus pensilis

Nguồn gốc xuất xứ từ vùng Đông Nam Trung Quốc.

Thủy Tùng là loài cây thân gỗ, trong tự nhiên cây có thể cao 30m với đường kính gốc từ 0,5 -1m.

Cây Thủy Tùng để bàn thuộc loại cây bụi nhỏ, chỉ cao khoảng 30cm, dáng cây thanh mảnh phân nhiều cành nhánh.

Cây Thủy Tùng để bàn có màu xanh đậm. Lá hình tam giác nhỏ và xếp cạnh nhau, lá cây mọc nhiều tại đỉnh và tỏa ra xung quanh

Cây cho hoa nhỏ màu trắng, mỗi cuống có từ 1- 4 hoa. Sau khi hoa tàn sẽ cho ra quả và hạt hình cầu màu đen tím.

Cay Thuy Tung Y Nghia Cach Trong Va Cham Soc 2.png

Cây Thủy Tùng để bàn

2. Ý nghĩa phong thủy cây Thủy Tùng

Thuộc bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai, ý nghĩa phong thủy của cây tùng là sự trường tồn, bền bỉ và hài hòa. Với dáng thẳng và cành lá tươi tốt, cây thủy tùng để bàn tượng trưng cho sự thuần khiết, thanh cao và sang trọng.

Trong phong thủy cây Thủy Tùng thích hợp với người mệnh thủy và người mệnh kim, đặc biệt cây rất hợp với người tuổi thân, người tuổi này sở hữu được cây Thủy Tùng sẽ được mây mắn, tài lộc dồi dào. Đặc biệt trong việc kinh doanh sẽ mang lại nhiều tiền tài và tài lộc.

Trồng cây Thủy Tùng để bàn trong nhà giúp hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu, mang lại may mắn, bình an, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ.

Cay Thuy Tung Y Nghia Cach Trong Va Cham Soc 3.png

Thủy Tùng tượng trung cho sự thanh cao, khí phách

3. Cách trồng cây Thủy Tùng để bàn

Hiện nay, cây thủy tùng được nhân giống phương pháp ghép chồi lên bụt mọc là chủ yếu. Tỷ lệ thành công của phương pháp này khoảng 70%. Thay vì tự trồng, bạn có thể mua cây giống đã được trồng thành công tại các cửa hàng cây giống có uy tín.

4. Cách chăm sóc cây Thủy Tùng để bàn

  • Ánh sáng và nhiệt độ thích hơp cho cây Thủy Tùng

Nhiệt độ thích hợp của cây Thủy Tùng là khoảng 18 – 25 độ C.

Cây Thủy Tùng ưa bóng nên bạn nên trồng chúng trong nhà hoặc dưới bóng râm. Tuy nhiên bạn nên đem cây ra ngoài đón nắng nhẹ khoảng 2 lần/tuần.

  • Nước tưới cây Thủy Tùng

Thủy Tùng là loại cây ưa ẩm, nhu cầu nước khá cao vì vậy phải tưới nước hằng ngày để tránh cây bị héo. Đặc biệt là những ngày hè cây thoát nước cao càng phải tưới nước thường xuyên hơn.

Cay Thuy Tung Y Nghia Cach Trong Va Cham Soc 4.png

Thủy Tùng là loại cây ưa ẩm

  • Đất trồng

Cây Thủy Tùng thích hợp với loại đất giàu mùn, độ tơi xốp cao, thoáng khí, thoát nước tốt. Nếu trồng cây non thì nên trộn hỗn hợp đất với mùn tro trấu, xơ dừa để kích thích bộ rễ, cây sẽ chóng phục hồi bộ rễ và phát triển tốt.

Để tiện lợi bạn có thể dùng đất trộn sẵn như đất orgamix 3 in 1, đất sạch namix rau và hoa.

  • Phân bón cho cây Thủy Tùng

Phân bón là một yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng chậu. Để cây thủy tùng phát triển xanh tốt, bạn sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế viên nénphân … bỏ gốc cho cây. Định kỳ 15 – 20 ngày/ lần

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp phân bón qua lá để cây được đầy đủ dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng đạm cádịch chuối, bánh dầu nước… định kỳ 10 – 15 ngày/ lần.

  • Sâu bệnh hại trên cây Thủy Tùng

Những loại bệnh thường gặp ở thủy tùng như vàng lá, khô lá, rụng lá có thể được giải quyết bằng cách cắt lá để tránh lây lan. Tiến hành phun thêm chế phẩm sinh học Pseudomonas SPP NLU cho cây, sau đó bón phân để cây nhanh phục hồi.

Bên trên là những thông tin về cây Thủy Tùng mà Vườn Sài Gòn muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những chậu trúc Thủy Tùng để bàn thật tươi tốt. Chúc bạn thành công!

DANH MỤC