Trong kỹ thuật trồng cây việc thay đất sang chậu là một bước quan trọng không thể thiếu. Mục đích sang chậu để đảm bảo cây luôn phát triển tốt, tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Thay đất và chậu cho Cây Xương Rồng
Mục đích của việc thay đất sang chậu
Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết mà. Rễ cây ăn ra bám vào một lớp dày xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong. Cây lại hết đất nên lụi tàn rồi chết dần. Buộc phải sang chậu để thay đất cho cây.
- Với địa lan, ngoài mục đích trên, còn mục đích là để nhân giống (phân lan).
- Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.
- Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.
- Xử lý thoát nước ở những chậu bị tắc nước.
Cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu cách thay đất cho cây nhé!
1. Chuẩn bị
Chọn vị trí đặt chậu:
- Nơi đặt chậu cảnh cần chú ý đến điều kiện ánh sáng. Thông gió và cần chú ý đến sương đêm.
- Tuỳ loài cây khác nhau mà yêu cầu ánh sáng khác nhau. Cây trong chậu cần có tối thiểu 5 giờ chiếu sáng trở lên. Tốt nhất tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa. Mỗi tuần cây thay đổi phương hướng che bóng.
- Nhiệt độ giới hạn sinh lý của cây sẽ làm giảm tác dụng quang hợp. Ảnh hưởng khả năng hút thức ăn của rễ, lá cây có thể bị khô héo. Nếu ánh sáng không đầy đủ để dẫn đến cây sẽ mọc vóng vượt, sức sống yếu.
- Giá để cây cao khoảng trên dưới 60cm. Tiện cho việc chăm sóc, theo dõi cũng như để chiêm ngưỡng.
- Không nên đặt cây trực tiếp trên mặt đất để tránh kiến, giun qua lỗ chậu chui lên và tránh rễ cây chui qua lỗ chậu xuống đất. Không nên đặt trực tiếp lên mái nhà xi măng trong mùa hè, cây sinh trưởng yếu.
Vị trí đặt chậu cây
Chọn chậu phù hợp với từng loại cây
Vườn Sài Gòn cung cấp đa dạng các kiểu dáng Chậu kèm theo nhiều size để các bạn có thể lựa chọn tùy ý cho cây xinh nhà mình.
Đất trồng
+ Đối với cây rau. cây ăn trái, kiểng hay bonsai bạn nên dùng loại Đất sạch Orgamix 3 in 1 với những ưu điểm:
- Độ thoáng xốp, giữ ẩm trong từng viên đất giúp bộ rễ phát triển khỏe hơn.
- Cây sinh trưởng phát triển mầm chồi nhờ hệ vi sinh vật giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn.
- Cây ra hoa đậu quả nhiều hơn nhờ hàm lượng phân hữu cơ được phối trộn bổ sung thêm trong đất.
+ Đối với hoa hồng: Vườn Sài Gòn có loại đất riêng đã phối trộn sẵn là Đất trồng hoa hồng VSG. Đất trộn sẵn với phân bón theo tỉ lệ thích hợp cho hoa. Vậy còn đắn đo gì mà không trồng thử đúng không nào!
2. Tiến hành thay chậu, thay đất cho cây
- Khi đã có chậu và đất chuẩn bị thêm một bình xịt nước bằng tay để giữ ẩm cho rễ khi làm việc. Dùng kéo cắt bớt rễ lớn cách gốc khoảng cách vừa phải. Cắt bớt để phần rễ còn lại vừa chậu xung quanh sạch gọn.
- Cho đất mới vào chậu, trồng cây, tưới đủ nước để đất trong chậu được ẩm đều.
- Giữ cho cây tránh sương gió, cho đến khi nó có thể tự tái sinh và bắt đầu tăng trưởng trở lại.
- Không bón phân cho chúng khoảng 3 tuần.
Quy trình thay chậu cho cây
Lưu ý
- Để tránh làm tổn hại đến bộ rễ cây và không làm đứt những rễ dài: tưới nước cho ướt chậu đến khi đất nhão, mềm nhũn ra. Sau đó chỉ cần nghiêng cây về một bên và tách cây ra chậu.
- Nếu đất quá cứng, bạn tưới nhiều nước để ngấm toàn bộ bầu cây. Hoặc ngâm chìm chậu vào nước. Mục đích là đợi cho nước ngấm đủ nhũn hết đất trong chậu, đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay lấy cây ra.
- Để cây ở chỗ râm thoáng mát khoảng 20 ngày để cây lại sức trở lại.
Bên trên là những kinh nghiệm mà Vườn Sài Gòn chia sẻ đến các bạn.Hãy cùng thực hiện để khu vườn nhà mình thật xanh, sạch, đẹp nhé!