Trong số tất cả các vấn đề mà cây trồng dễ mắc phải, các bệnh sinh ra từ đất có thể được coi là vấn đề gây khó chịu nhất.
Người làm vườn có thể nghĩ rằng họ đang làm đúng mọi thứ nhưng cây của họ vẫn trở nên ốm yếu, còi cọc và mất mùa không rõ nguyên nhân.
Vậy hãy cùng với Vườn Sài Gòn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị như thế nào nhé!
1. Nguyên nhân mầm bệnh xuất hiện trong đất là do đâu?
Mầm bệnh xuất hiện từ tàn dư cây trồng trước bị nhiễm bệnh và chúng có thể tồn tại trong đất trong một thời gian dài khi không có mặt ký chủ.
Tác nhân gây bệnh là những sinh vật ngắn hạn, xuất hiện khi có cây trồng và điều kiện thích hợp như: ẩm ướt; độ pH nhất định của đất và một số khác nhắm vào sự phát triển mềm, mọng nước của cây. Và nguồn bệnh trong đất sẽ tăng dần qua vài năm (chu kỳ mùa vụ).
Những mầm bệnh khác được tìm thấy tự nhiên trong đất và tồn tại trong nhiều năm. Khi không có loại cây yêu thích, chúng có thể chuyển sang một loại cây khác.
Chúng có thể lan truyền thông qua nước tưới, giống bị nhiễm bệnh, do động vật và con người mang lại.
2. Các loại mầm bệnh phổ biến
-
-
Nấm
-
Nấm là mầm bệnh sinh ra từ đất phổ biến nhất. Nấm đất gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng.
Nấm xâm nhập vào cây chủ yếu qua các vết thương hở (như trầy xướt, tổn thương cơ học, do các đối tượng khác gây ra,…). Chúng tấn công vào các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể.
Vì vậy mà các triệu chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây.
Nấm phấn trắng gây hại dưa leo
-
Vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn là mầm bệnh ít phổ biến hơn (và hầu hết không tồn tại lâu). Một số ví dụ: Erwinia (bệnh thối nhũn), Rhizomonas (bệnh thối rễ của rau diếp), Streptomyces (bệnh vảy cá ở khoai tây, bệnh thối mềm ở khoai lang).
Thối nhũn bắp cải do vi khuẩn
-
Virus
Virus rất hiếm khi tồn tại tự nhiên trong đất và hầu hết cần mô thực vật sống để tồn tại. Nhưng chúng cũng có thể kí sinh trên nấm, tuyến trùng, hoặc một số loại côn trùng chích hút và xâm nhập vào cây. Khi virus xâm nhập vào tế bào thực vật, nó có thể làm cho tế bào sản sinh ra nhiều tế bào virus hơn. Gây ra hiện tượng còi cọc, vàng lá và đôi khi có đốm ở các lá phía dưới; trong khi các lá mới hơn vẫn xanh và dày.
Triệu chứng bệnh do Virus trên cây đu đủ
-
Tuyến trùng
Tuyến trùng là loài giun không phân mảnh với cơ thể tròn và có điểm ở hai đầu. Một số ký sinh, như giun tròn được bán để ăn ấu trùng bọ cánh cứng trong bãi cỏ. Và một số sẽ ăn hoặc sống ở rễ cây. Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất, nhất là đối với cây trồng lấy củ. Tuyến trùng làm thối rễ có lẽ là loài quen thuộc nhất. Chúng gây biến dạng và sưng rễ và có thể ảnh hưởng đến sức sống của cây. Tuyến trùng kim ăn các đầu rễ gây ra hiện tượng phân cành và sưng tấy.
Tuyến trùng gây hại cây trồng
3. Cách điều trị mầm bệnh trong đất
- Dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước.
- Luân phiên thay đổi cây trồng qua các vụ trên cùng một diện tích đất (luân canh cây trồng).
- Bón phân cân đối hợp lý.
- Đối với nấm bệnh: Nên xử lý đất trồng bằng các chế phẩm vi sinh như Trichoderma trước khi trồng để phòng nấm trong đất. Và sử dụng những loại thuốc để phun phòng nấm bệnh trên cây trồng định kỳ 1 tháng/lần như: Pseudomonas, Coc 85,…
- Đối với vi khuẩn: Thường xuyên thăm vườn và phun phòng bệnh bằng các loại thuốc có gốc đồng như: Bordeaux 25WP để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Khi bệnh chớm xuất hiện cần phun các thuốc đặc trị bệnh vi khuẩn để phòng trị bệnh ngay như: Starner 20WP, Poner 40TB,…
- Đối với virus: Phòng trừ côn trùng chích hút bằng Karate 2.5EC, Plutel 5EC,… Đối với cây đã bị bệnh thì nên chặt bỏ và tiêu hủy xa khu vực trồng.
- Đối với tuyến trùng: Sử dụng Tervigo 020 SC hoặc Stop 5SL để phòng và trị tuyến trùng. Trong quá trình chăm sóc, bạn cần tránh tạo vết thương ở rễ cây để tuyến trùng không có cơ hội xâm nhập và gây hại cho cây trồng.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây của Vườn Sài Gòn sẽ giúp bạn không còn phải đau đầu vì vườn cây chăm mãi không thấy lớn mà thay vào đó là một vườn cây xanh tốt.