Cách chăm sóc cây Lan Cẩm Cù

Cây Lan Cẩm Cù, một trong những dòng hoa đa dạng nhất trên thế giới, là loại hoa thuộc họ Thiên Lý.

Tên khoa học là Hoya carnosa.

Cây còn có tên gọi khác như lan sao, lan anh đào, trái tim tình nhân, lan cầu lông…

Cây có ý nghĩa may mắn, mang đến thông điệp yêu thương gửi đến những người thương yêu.

Không chỉ thế, cẩm cù còn có ý nghĩa tích cực về mặt phong thủy.

Mang lại may mắn, thu hút vượng khí vào nhà.

Cây Lan Cẩm Cù

Cây Lan Cẩm Cù

Một trong những ưu điểm của hoa lan cẩm cù là lâu tàn, hương thơm không gắt mà chỉ thoang thoảng, rất dễ chịu.

Chính vì vậy mà loài lan này thường được trồng nhiều ở các quán cà phê, hộ gia đình.

Lưu ý: Cẩm cù là một loại hoa dây leo không phải là phong lan.

Cách chăm sóc như thế nào để cây phát triển tốt nhất thì hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cây Lan Cẩm Cù

Cây Lan Cẩm Cù

I – Nhân giống cây

Đối với loại hoa này, bạn có thể nhân giống theo cách giâm cành hoặc chiết cây.

Nhân giống từ lá, cành, thân

Ngoài cách nhân giống bằng hạt, bạn cũng có thể chọn lá hoặc thân già đã có rễ. Để nhanh ra rễ, bạn có thể sử dụng thuốc kích thích ví dụ: N3M, Atonik….

Điểm hạn chế của cách nhân giống này là lá hoa lan cẩm cù cần rất nhiều thời gian để phát triển thành cây.

Còn với cách nhân giống bằng thân cây lại dễ dàng và có nhiều ưu điểm nhất. Bước thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn khúc thân dây đã cứng, cắt khoảng 3-4 đốt lá, giăm thân trong đất trồng dinh dưỡng.

Sau đó thêm chất kích thích, lượng nước vừa phải, giữ thoáng khí.

Nhân giống từ lá, cành, thân

Nhân giống từ lá, cành, thân

II – Bí quyết chăm sóc lan cẩm cù

1. Vị trí đặt cây

Là dòng lan ưa ánh sáng tán xạ. Để quang hợp và ra hoa tốt, loài lan này cần có một lượng ánh sáng phù hợp.

Để phù hợp với sự phát triển của cây thì nên trồng cây dưới tán mái che lưới. Hoặc trồng ở ban công, cạnh cửa sổ là nơi thích hợp cho sự phát triển và ra hoa của lan cẩm cù.

2. Tưới nước

Cây lan cẩm cù là loại cây chịu hạn tốt, ưa độ ẩm cao.

Tốt nhất là bạn nên tưới cho cây 1 lần/tuần.

Bạn có thể linh hoạt tần suất tưới nước theo mùa để đảm bảo cây có được độ ẩm cần thiết.

Hơn nữa, chậu cây cần có các lỗ thoát nước để tránh hiện tượng ngập úng.

Nhất là vào mùa mưa, nếu cây thừa quá nhiều nước có thể dẫn tới ngập úng mà chết.

3. Bón phân

Chỉ nên bón ở mức độ vừa đủ để cây có thể phát triển ổn định. Nếu bạn bón quá nhiều, cây có thể xót mà chết hoặc ức chế sự ra hoa của cây.

Hợp lý nhất là một tháng bạn bón cho cây 1- 2 lần. Có thể dùng phân Dynamic Úc, Phân chì tan chậm 13-11-11…

4. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

Lan cẩm cù làn dòng lan ít bị sâu hại tấn công. Tuy nhiên để phòng và trị các bạn có thể dùng:

Trị sâu: Radiant,Nano Gold thảo dược…

Là loài lan khỏe mạnh, ít bị bệnh, thế nhưng bạn cần chú ý tới những đốm đen, và nứt gốc.

Để hạn chế và tránh được căn bệnh này bạn hãy chủ động, tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho cây hoặc phun thuốc Ridomil Gold 68 WG để phòng, trị bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

Bên trên là những kinh nghiệm mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẻ đến các bạn,chúc các bạn có một khu vườn thật xinh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DANH MỤC