Cách bệnh thường gặp trên hoa lan
Bệnh của hoa lan do nấm: các loài phong lan còn non, và các loài đưa ở rừng về rất dễ bị nhiễm một số nấm như các loại bệnh sau:
-
Bệnh đốm lá của hoa lan:
Trên lá phong lan xuất hiện một hay vài đốm màu vàng sau chuyển dần sang màu nâu. Nó lan tràn dần và các đốm cũng lớn dần quang hơn.
Bệnh đốm lá hoa lan
Cần phát hiện kịp thời và cắt ngay các đoạn lá xuất hiện các đốm vàng. Sau đó xịt thuốc Topsin.
-
Bệnh thối đọt của hoa lan:
Lúc đầu ở gốc các lá non có màu nâu đạm sau đó trở thành đen và làm lá rụng dễ dàng. Bệnh lan dần xuống thân và làm chết cả cây.
Bệnh thối đọt hoa lan
Sử dụng thuốc đặc trị thối nhũn cho hoa lan như Kin-Kin Bul, Man 80WP, Dithane M 45 80 WP…
-
Bệnh thối rễ và gốc của hoa lan:
Bệnh bắt đầu lan từ đỉnh rễ rồi chuyển vào gốc thân. Do cây phong lan trồng trong các chậu, bộ rễ bị che lấp nên khó thấy bệnh ngay. Thấy cây chậm phát triển, kèm theo có vài lá úa vàng , cần phải nhấc cây khỏi đám gạch, than để kiểm tra bộ rễ ngay.
Bệnh thối gốc rễ hoa lan
Nếu phát hiện sớm ở ít cây thì lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu, xịt thuốc (Thiram) trực tiếp vào bộ rễ và ngưng việc tưới ẩm.
Nếu cần có thể ngâm ngập để cổ thân cây Phong lan trong dung dịch Sunphat đồng 1% dung dịch Thiram. Sau đó đem trồng vào chậu mới sạch sẽ. Chất liệu trồng cũng chọn than, gạch lớn để có thể tiếp tục xịt thuốc tới cả bộ rễ.
-
Bệnh của hoa lan do vi khuẩn:
Đầu tiên trên lá cây xuất hiện một vết mọng nước như bọ bỏng, sau đó lan rộng ra rất nhanh làm cho cây như bị luộc chính, vàng ủng ra hết.
Nếu phát hiện sớm thì cắt ngay đoạn lá bị rộp đó và phun 1kg sunphat đồng cộng 1kg vôi sống hòa trong 100 lít nước trong các chậu sứ, đất.
- Bệnh của hoa lan do virus:
Xuất hiện trên lá có vết đốm hay vết thương làm lá mất màu xanh. Vết bệnh chuyển sang thành vệt đen hay nâu.
Đôi khi lá bị biến dạng xoắn lại và khô không còn xanh bóng và mọng nước như lá bình thường.
Cây rất yếu và ít khi có hoa. Bệnh rất khó chữa, do đó cần cách ly khỏi giàn Phong lan, nếu cần thì hủy bỏ đi.
Bệnh trên lan do virut
Nguyên nhân do bị sâu bọ làm hư tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng. Do đó phải dùng thuốc trị côn trùng, không cho chúng chích , hút lá cây. Dùng thuốc Methilparathion (còn gọi là wofatox nồng độ 0.07 – 0.17) (đây là loại thuốc hạn chế sử dụng), tốt hơn nên dùng Dimethoate hay Diorotophos với mục đích trừ sâu bọ đến hại cây.
Trên đây là các loại bệnh trên hoa lan, nhà vườn lưu ý thăm vườn và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Vườn Sài Gòn chúc bạn có khu vườn xinh xắn!