Hiện nay đối với người dân thành phố, nhu cầu trồng rau sạch tại nhà đã không còn quá xa lạ. Với mục đích của mỗi nhà là có thể tự cung cấp nguồn rau sạch và dinh dưỡng cho gia đình.
Phân bón có một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc cây trồng. Ngoài việc sử dụng những loại phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng thì việc bổ sung thêm NPK cho cây cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn của cây mà bạn cần bổ sung thêm lượng NPK cho phù hợp.
Vậy NPK có vai trò gì? Sử dụng NPK như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng Vườn Sài Gòn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Sử dụng NPK như thế nào cho đúng cách?
Việc sử dụng phân bón hữu cơ có thể cung cấp hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cho rau sạch phát triển, thì việc bổ sung thêm phân vô cơ sẽ đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng cho rau. Ngoài hàm lượng đạm cần thiết, thì cần bổ sung lân và kali cho rau phát triển toàn diện.
I. Tác dụng tuyệt vời của NPK
1. Vai trò của đạm (ure)
- Phân đạm là thành phần quan trọng và cần thiết nhất trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.
- Bón phân đạm giúp cây xanh tốt, nảy mầm, chồi, ra nhiều lá, lá có kích thước to quang hợp mạnh, tăng năng suất, cải thiện chất lượng rau ăn lá.
- Giai đoạn cần sử dụng đạm:
+ Thời kỳ đầu sinh trưởng sinh dưỡng: giúp cây phát triển rễ, thân lá
+ Giai đoạn sau khi thu hoạch: giúp cây phục hồi thân, lá.
Tác dụng tuyệt vời của NPK
Bón đạm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây
- Thiếu đạm cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, xuất hiện màu xanh nhạt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá.
- Khi thiếu đạm trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, năng suất thấp, hàm lượng protein thấp.
2. Vai trò của Lân
- Phân lân tham gia vào quá trình phát triển của bộ rễ, quang hợp và hô hấp.
- Bón phân lân tốt cho quá trình hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa và đậu quả, giúp hoa quả to, hạt chắc.
- Phân lân còn có tác dụng hạn chế được tác dụng của việc bón thừa đạm
- Nên cung cấp lân cho cây ở giai đoạn đầu bón lót và bọn thúc. Tuy nhiên, bạn cần bón theo đặc điểm của từng loại cây trồng.
Phân lân đơn
- Ảnh hưởng của việc bón thiếu phân lân: rễ phát triển kém, lá mỏng; ảnh hưởng đến chất lượng của hoa quả củ.
- Bón thừa lân dễ làm cho cây bị thiếu kẽm và đồng; làm quả chính sớm năng suất vụ giảm
3. Vai trò của K
- Cây hất thụ kali dưới dạng K+
- Kali là yếu tố thiết yếu trong quá trình quang hợp, tổng hợp gluxit cho cây, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây.
- Bón kali giúp cây tăng khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi của thời tiết, tăng sức đề kháng cho cây trước sâu bệnh hại.
- Kali giúp cây cứng cáp, giúp cây lớn nhanh, hạt mẩy. Tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt, tăng độ ngọt cho quả.
kali
- Kali Kali đơn (KCL) có vai trò quang trọng trong việc tổng hợp đạm.
- Thiếu kali lá sẽ bị cháy và rụng đi
- Dư kali sẽ làm chai quả
II. Một số loại NPK tổng hợp trên thị trường hiện nay
Ngoài phân đạm, lân và kali đơn thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại NPK hỗn hợp.
Các loại phân NPK gồm có NPK 1 hạt, NPK 3 màu và phân bón NPK phức hợp. Một số NPK trên thị trường hiện nay: Phân bón đầu trâu NPK 30 – 10 – 10, 17 – 12 – 7, 15 – 7 – 17 + TE, 17 – 15 – 7 + TE, 20 – 20 – 15,…
Bón NPK đúng giai đoạn giúp rau tươi tốt
III. Một số lưu ý khi sử dụng NPK làm phân bón cho rau sạch
– Liều lượng bón phân vô cơ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên bao bì.
– Nên bón xa gốc 5 – 10 cm rồi chôn phân xuống, tưới nhiều nước để phân tan, 7 – 10 ngày bón 1 lần.
– Đối với phân đạm nên càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc, hạn chế dùng phân phun lên lá cho các loại rau ăn lá.
– Nên tưới lúc chiều mát hoặc sáng sớm, trời không mưa. Sau đó tưới đẩm rửa lại lá vào sáng hôm sau để rau không bị cháy lá do ánh nắng mặt trời.
– Thời gian cách ly an toàn để thu hoạch là từ 15 – 20 ngày để tránh ngộ độc nitrat còn tồn dư trên lá rau.
Việc phối hợp sử dụng giữa phân hữu cơ và phân vô cơ để bón cho cây rau là giải pháp tối ưu để tiết kiệm kinh tế và giúp hương vị rau được ngon miệng.
Hy vọng với những thông tin mà Vườn Sài Gòn chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn có được một vườn rau thật tươi tốt và đầy đủ dinh dưỡng. Chúc bạn thành công!