Trong hệ thống trồng thủy canh, giá thể đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn gieo hạt nảy mầm và giâm cành ra rễ trước khi đưa cây vào giàn trồng.
Với phương cách trồng thủy canh, giá thể sẽ thay thế môi trường đất. Hạt giống sẽ được gieo trực tiếp vào giá thể, sau đó cho lên hệ thống các ống nhựa thủy canh chuyên dụng, cung cấp thêm dưỡng chất để cây sinh trưởng xanh tốt.
Cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu về các loại giá thể này nhé!
giá thể thủy canh
I – Giá thể trồng rau thủy canh là gì?
Giá thể trồng rau thủy canh hiểu một cách đơn giản là hỗn hợp của các vật liệu, đi cùng với cây trồng thủy canh giúp cố định rễ cây, tạo độ vững chắc cho cây trồng.
Bên cạnh đó, giá thể còn giúp hút và giữ nước, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của cây trồng.
Giá thể trồng thủy canh có thể được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng và phát huy ưu điểm của mỗi loại.
II – Tiêu chí chọn một giá thể trồng rau thủy canh
✓ Sạch bệnh, có khả năng trao đổi cation – đồng thời không làm đảo lộn sự cân bằng của dung dịch dinh dưỡng.
✓ Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng, thoáng khí.
✓ Có pH trung tính và khả năng ổn định pH.
✓ Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
✓ Giá thể phải nhẹ, giá rẻ và thông dụng.
Tiêu chí chọn một giá thể trồng rau thủy canh
III – Các loại giá thể thủy canh nên sử dụng
Hiện nay có rất nhiều loại giá thể được sử dụng, nhưng sẽ được chia làm 2 nhóm chính:
– Nhóm giá thể nhân tạo: như đá bọt nhân tạo, sợi đá, hạt sét nhân tạo, đá chân châu perlite….
– Nhóm giá thể tự nhiên: mùn cưa, vỏ trấu, than bùn, vỏ cây, mụn dừa, xơ dừa, cát, sỏi…
Mỗi loại giá thể có một ưu điểm và thuộc tính khác nhau.
Các loại giá thể thủy canh nên sử dụng
Một số giá thể thường được sử dụng như:
1. Xơ dừa
Xơ dừa được biết đến là loại giá thể trồng thủy canh khá được ưu chuộng vì độ thông dụng và giá thành rẻ.
Phổ biến nhất là viên nén xơ dừa.
Giá thể xơ dừa được sản xuất từ nguyên liệu là phế phẩm nông nghiệp.
Đã được xử lí sinh học, sấy khô và đặc biệt là được diệt nguồn bệnh trong khi vẫn giữ được độ dinh dưỡng khá cao và được nén thành viên rất tiện dụng cho ươm hạt.
Tuy nhiên viên nén xơ dừa dễ bị hoai mục sau một lần sử dụng.
Xơ dừa
2. Mút xốp trồng rau thủy canh
Loại nguyên liệu nhẹ, dễ hấp thu nước tăng khả năng hấp thụ oxy cho cây cộng thêm khả năng hấp thụ oxy cho cây trồng cộng với khả năng hạn chế hấp thụ nhiệt.
Đảm bảo cho hạt giống nảy mầm ở tỉ lệ cao nhất và cho cây trưởng thành mà không bị hạn chế do giá thể.
Được làm từ nguyên liệu xốp, sản xuất đơn giản nên có giá thành khá rẻ so với giá thể xơ dừa.
Vậy nên giá thể mút xốp là lựa chọn tối ưu để trồng thủy canh.
3. Giá thể đất nung trồng rau thủy canh
Là loại giá thể được làm từ chế phẩm nông nghiệp như tro, trấu, đất nung. Hay các loại vật liệu tại chỗ khác như sỏi, đá khoáng.
Đất nung – sỏi nén hay còn gọi là sỏi nhẹ được dùng trồng rau ăn trái.
Vì cây rau ăn trái cần giá thể vững chắc để phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.
Giá thể đất nung trồng rau thủy canh
Trên đây là môt số thông tin cơ bản về giá thể trồng rau thủy canh. Vườn Sài Gòn chúc các bạn có khu vườn thật xinh.