1. Rệp Muội
Rệp muội hại cây trồng
Điều kiện sinh sản và phát triển của rệp muội
Mùa xuân, khi độ ẩm không khí cao, tiết trời khô ráo là điều kiện thuận lợi cho rệp muội phát triển. Rệp muội thường sống tập trung gây hại ở ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá. Chúng chích hút nhựa cây làm cây sinh trưởng, phát triển kém, cằn cỗi, khô héo dần, rụng lá, hoa. Chất bài tiết của rệp là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng, kiến đỏ, kiến đen. Chúng gây hại lên hầu hết các loại cây trồng, làm cây bị căn cằn cỗi, vàng lá ra hoa kém và dần dần chết.
Rệp muội hại cây trồng
Đặc điểm sinh học
Rệp muội là côn trùng nhỏ khoảng 2mm. Cơ thể chúng có hình quả lê, màu xanh lá cây, vàng, thỉnh thoảng màu đen và đỏ. Chúng có hình dạng khác nhau khi trưởng thành: không có cánh và có cánh.
Rệp muội
3. Các biện pháp phòng trừ rệp muội
Dọn sạch tàn dư thực vật
Dọn sạch tàn dư thực vật, tỉa cành tạo tán cây thường xuyên. Khi phát hiện biểu hiện bệnh nên phòng trừ ngay, tránh để chúng sinh sản lây lan. Mùa nắng nên dùng vòi nước phun vào chỗ có rệp, để rửa bớt rệp và tăng độ ẩm trên cây.
Giữ ẩm cho cây hạn chế rệp muội gây hại
Phun thuốc trừ rệp muội
Tiến hành phun thuốc trừ rệp sớm để tránh cây bị suy kiệt và chết. Các loại thuốc trừ rệp hiệu quả như: REGENT 800WG, MOVENTO 150 OD, ACTARA 25WG, PESIEU 500SC,… Sau 3-5 ngày phun thuốc nhắc lại cho đến khi hết sạch rệp.
Phun thuốc phòng trừ rệp muội
Rệp muội gây hại nghiêm trọng và khó phòng trừ nên lưu ý thăm vườn thường để phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Vườn Sài Gòn chúc bạn có vườn rau sạch sâu bệnh!