Kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết

Sau Tết hoa mai bắt đầu tàn, và ra trái. Nhà vườn cần biết các kỹ thuật chăm sóc mai để cây nhanh phục hồi và chuẩn bị cho Tết năm sau.

Cắt tỉa mai

Cắt tỉa mai

1. Tỉa cành

Việc tỉa cây rất quan trọng, vì giúp tạo lại dáng cho cây, cây không bị mất sức nuôi trái. Thời gian tỉa cành cho mai sau tết là khoảng 15/1 âm lịch. Cắt tỉa các trái và hoa đã tàn, cắt tạo tán theo ý muốn. Tùy dáng mai mà có cách tỉa cho phù hợp. Thường cắt bỏ 1/3 cành mai.

Tỉa cành mai

Tỉa cành mai

Để cây mai phục hồi tốt nên phun phân qua lá cho cây. Pha khoảng 1 thìa cà phê ure vào 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu cây mai vẫn chưa phục hồi và đâm chồi xanh bạn phun thêm kích thích cho cây. Sử dụng Atonik, N3M,… Pha theo liều lượng trên bao bì, phun nhắc lại các lần sau để có hiệu quả tốt nhất.

2. Vệ sinh cây

Thân cây mai sau một thời gian thường bị rong rêu bám vào. Cách vệ sinh đơn giản nhất là sử dụng vòi nước phun mạnh vào nơi có rong rêu, nấm mốc.  Sử dụng phân ure đậm đặc phun vào chỗ có nhiều nấm mốc, để khoảng 10 phút, dùng bàn chải chà mạnh đánh bật lớp rong rêu. Chú ý không để phân ure chảy vào gốc cây.

Phun nước rửa thân cây mai

Phun nước rửa thân cây mai

3. Một số lưu ý để cây mai khỏe và đẹp

Sau khi thay đất cho cây mai tuyệt đối không bón phân vào đất. Vì bộ rễ đang phục hồi không thể hút được dinh dưỡng. Ngoài ra phân còn gây hỏng bộ rễ.

Giai đoạn cây mai ra lá non có nhiều sâu bệnh gây hại như: bọ trĩ, nhện đỏ,… Nhà vườn cần thăm vườn thường xuyên và phun các loại thuốc như Tasieu, Radiant, Regent,…

Cần chăm sóc bổ sung thêm phân để cây mai có dáng đẹp và ra hoa nhiều. Đặc biệt sau khi ra hoa cần chăm sóc đặc biệt để cây mai mau phục hồi. Vườn Sài Gòn chúc bạn có vườn hoa mai vàng như ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DANH MỤC