Có Nên Bón Phân Tan Chậm Cho Lan Hay Không?
Phân tan chậm (Slow release) là loại phân bón phóng thích dinh dưỡng một cách từ từ và theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Với một số loại cây trồng, bộ rễ của chúng có một số đặc điểm nhất định và chỉ hút dinh dưỡng một cách chậm chạp và từ từ. Nhưng điều đó có tốt cho cây hoa Lan? Hãy cùng xem bài viết bên dưới nhé!!!
1. Ưu Và Nhược Điểm Của Phân Tan Chậm
Ưu điểm
- Tiết kiệm công chăm sóc.
- Cung cấp dinh dưỡng dần dần cho cây.
- Phân bón phù hợp nhất với cây trồng trong nhà kính.
Nhược điểm
- Phân tan chậm cho lan cần ở trong tình trạng ẩm ướt với một nhiệt độ tối thiểu là 70°F (tức là 21°C) và có như vậy lớp vỏ ngoài mới vỡ.
- Khó kiểm soát được phân bón tiết ra nhiều hay ít theo nhiệt độ và độ ẩm ướt của chậu lan không sao kiểm soát được.
- Khi trời mưa liên tiếp kéo dài, phân bón có thể sẽ bị nước mưa trôi đi mất.
- Phân chậm tan có tác dụng trong khoảng 3-4 tháng, ở những tháng đầu nồng độ phân bón mạnh hơn là những tháng cuối nên không đồng đều.
- Phân chậm tan cho lan có tác dụng tốt đối với các loài cần ẩm ướt như Cymbidium, hay Miltonia nhưng lại không tốt đối với loài Dendrobium.
- Bón phân nhưng không biết được mức độ ảnh hưởng của phân nhiều hay ít.
- Phân không tốt với các loài lan không ẩm ướt cần khô ráo và không cần phân bón trong giai đoạn cây ngủ nghỉ. Nếu vẫn tiếp tục bón phân, Dendrobium hay Phalaenopsis sẽ ra cây non thay vì cây phải ra hoa theo đúng chu kỳ.
- Giá bán của phân chậm tan thường đắt hơn là phân hòa tan nhiều.
2. Vậy Có Nên Bón Phân Tan Chậm Cho Lan Hay Không?
- Lan cần bón phân nhưng chỉ bón rất ít và ở liều lượng loãng và dần dần theo chu kỳ.
- Bón phân giúp cho cây sinh trưởng tốt và ra hoa đúng giai đoạn, cũng không nên bón quá nhiều vì làm cho cây tàn lụi nhanh chóng.
- Cần tìm hiểu về tưới nước và bón phân cho lan để có những lựa chọn loại phân đúng.
3. Cách sử dụng phân bón tan chậm cho lan
- Các loại phân tan chậm cho lan chỉ tan khi có nước làm tiết ra chất thấm xuống giá thể và rễ cây. Khi có nước nhiều trong giá thể, nhiệt độ hạ thấp, cây mới có thể hấp thu được phân.
- Nên gói phân tan chậm cho lan vào giấy lạnh, để cho gói phân thường được ướt. Sau đó đặt phân xuống giá thể (đặc biệt chú ý để không bị ánh sáng mặt trời làm khô gói phân).
- Nếu trên bề mặt chậu lan mà giá thể nhuyễn, nên rải phân lên trên mặt giá thể.
- Chỉ nên dùng Phân tan chậm khi rễ cây lan đã ra nhiều, khi lan chưa ra rễ non không nên sử dụng phân tan chậm.
- Nếu trồng lan bằng xơ dừa thì có thể trộn chung xơ dừa với phân để trồng.
- Trồng lan trên giá thể ẩm như xơ dừa, than vụn, dớn mềm, dớn,… sẽ làm phát huy tốt Phân tan chậm.
- Mỗi lần tưới nước cây nên tưới đẫm để phân tan hiệu quả.
- Khi thấy phân đã tan gần hết thì nên thay phân khác. Nếu là mùa ngủ nghỉ của cây thì không thêm phân.
- Cần bón phân này vào đầu, giữa, cuối mùa mưa.
- Không nên để phân tan chậm cho vào thân cây vì sẽ làm nóng cây hoặc treo cao sẽ không có tác dụng nhiều.
- Nếu bạn dùng phân chậm tan cho lan: cần bỏ 2-3 thìa cà phê trên bề mặt chậu rộng 15 cm và mỗi năm bón khoảng 2 lần. Có loại phân như Dynamite có hiệu quả trong 9 tháng như và Osmoscote 6 tháng.
Lưu ý
- Các loại phân bón thường có chứa muối. Nếu nhiều muối đọng lại trong chậu sẽ làm cho lan bị cháy rễ và cây bị yếu hơn, sinh trưởng còi cọc và chết dần ngay sau đó.
- Bón phân cho lan ít ít ảnh hưởng nhưng bón nhiều sẽ có hại cho cây, vì vậy theo kinh nghiệm trồng lan là nên bón hàng tuần và bón phân loãng.
4. Các loại phân bón tan chậm cho lan
- Phân bón chậm tan cho lan L-V ORCHID
- Phân bón thông minh Rynan Flowermate
- Phân bón tan chậm có kiểm soát HI-CONTROL 14 13 13
- Phân Bón Thông Minh Hàn Quốc NPK 20-10-10+TE
- Phân bón tan chậm HYPONeX MAGA MPK 6-40-6-15
Tuy nhiên mỗi loại phân đều có những ưu và nhược điểm của loại phân đó. Tùy lựa chọn của nhà vườn và trên các loại lan khác nhau thì nhà vườn sẽ lựa chọn loại phân bón thích hợp cho lan. Chúc các bạn có được vườn lan như ý.