Phân Vô Cơ Và Hữu Cơ (15)

Cỏ Lúa Mì – Dinh Dưỡng Và Sức Khỏe Cho Gia Đình Bạn

Cỏ lúa mì là một loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và thường được sử dụng ở dạng nước ép tươi hoặc dạng bột. Do mới du nhập vào Việt Nam những năm gần đây, nên cỏ lúa mì vẫn chưa được nhiều người biết đến. Hôm nay, hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu về cỏ lúa mì nhé!

Co Lua Mi

1. Cỏ lúa mì là gì?

Cỏ lúa mì (tên khoa học: Wheatgrass) hay còn được gọi là Tiểu Mạch Thảo, Cỏ mạch, là phần thân và rễ của cây lúa mì non từ 8 – 12 ngày tuổi. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ.

Khi sử dụng, người ta cắt lá cỏ lúa mì để ép lấy nước hoặc sấy thành bột.

Theo hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh, trong 100g cỏ lúa mì có chứa:

Vitamin B2 – 0,156 mg

Vitamin C – 2,5 mg

Natri – 15 mg

Phốt pho – 201 mg

Sắt – 2,15 mg

Chất xơ – 1g

Chất béo – 1,25g

Năng lượng – 200 kilocalo

Vitamin B6 – 0,266 mg

Vitamin B1 – 0,224 mg

Kẽm – 1,66 mg

Kali – 170 mg

Magie – 81 mg

Canxi – 30 mg

Tinh bột – 43g

Protein – 7,5g

Nước – 48g

Co Lua Mi 1

2. Tác dụng của cỏ lúa mì

Lá của cỏ lúa mì rất khó tiêu hóa. Vì vậy, chúng thường được nghiền nát và ép để làm nước uống. Lá này có thể cũng được sấy khô và làm thành thuốc dưới dạng viên nang.

Một số người trộn cỏ lúa mì với nước và sử dụng nó như một loại thuốc xổ để làm sạch hệ thống tiêu hóa. Những người khác ăn cỏ lúa mì sống vì họ tin rằng thực phẩm này khi nấu sẽ phá hủy hết các enzym tự nhiên cung cấp cho sức khỏe cơ thể thực sự.

Cỏ lúa mì được sử dụng điều trị:

– Tăng sản xuất hemoglobin, chất trong hồng cầu mang oxy

– Cải thiện rối loạn đường trong máu, như trong bệnh tiểu đường

– Phòng ngừa sâu răng

– Làm lành vết thương

– Phòng ngừa nhiễm khuẩn

– Loại bỏ cặn thuốc, kim loại nặng và các tác nhân gây ung thư ra khỏi cơ thể

– Loại bỏ chất độc khỏi gan và máu

– Ngăn ngừa tóc bạc

– Giảm huyết áp cao, cải thiện tiêu hoá và giảm cholesterol bằng cách ngăn sự hấp thu.

– Điều trị các rối loạn khác nhau của đường tiểu, bao gồm nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, và tuyến tiền liệt; phì đại tuyến tiền liệt lành tính; sỏi thận.

Co Lua Mi 2

3. Cách trồng cỏ lúa mì bằng khay mầm

Bước 1: Ngâm hạt giống lúa mì

Sau khi mua hạt giống về, chúng ta cần sửa sạch hạt để loại bỏ bụi bẩn, Sau đó ngâm trong nước sạch tầm nửa ngày, Nếu ngâm nước ấm thì có thể ngâm trong vòng 6-8 tiếng thôi nhé. Lượng nước ngâm gấp đôi hạt giống để không bị thiếu nước.

Bước 2: Ủ hạt giống lúa mì

Sau khi ngâm sẽ xả lại dưới vòi nước, để ráo và trải đều lên mặt khay, trải hạt không chồng chéo nhau, không quá dày và cũng không quá thưa.

Phun nước lên mặt hạt để hạt được trãi đều.

– Phủ một lớp khăn ướt lên bên trên và chồng khay lên nhau giúp cố định hạt mầm, kích thích quá trình ra rễ của cỏ lúa mì, rễ sẽ cắm xuống dưới khay nước.

– Và cuối cùng là, đặt vào nơi tối để kích thích mầm

Co Lua Mi 3

Bước 3: Chăm sóc

– Mỗi ngày xả nước 2-3 lần giúp cung cấp độ ẩm cho hạt cũng như tránh trường hợp hạt bị chua/ thối hạt.

– Sau 2 ngày rễ cỏ lúa mì đã bắt đầu ra nhiều nên cần cho nước vào khay chứa nước, nhưng để đảm bảo giữ cho hạt không bị thối lượng nước phải đảm bảo không chạm vào hạt, đồng thời thay nước thường xuyên mỗi ngày 1-2 lần. Đảm bảo nước trong khay luôn sạch sẽ không bị nhiễm khuẩn, nếu không thay nước nước bẩn sẽ làm làm phôi hạt bị úng, rễ bị nhũn.

Co Lua Mi 5

– Khi những chồi non bắt đầu phát triển các bạn có thể đem ra nơi có ánh nắng nhẹ và gió để cây quang hợp và phát triển tốt nhất.

Bước 4: Thu hoạch

Kể từ lúc gieo hạt vào khay, chúng ta có thể thu hoạch sau 7-12 ngày gieo. Cắt phần thân cỏ lúa mì cách rễ từ 0.5-1cm. Tiếp tục tưới và thay nước hàng ngày để thu hoạch đợt 2, đợt 3. Phần cỏ lúa mì thu được nếu chưa sử dụng các bạn không nên rửa mà cho vào túi nilong bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, khi cần chỉ cần lấy ra rửa sạch sau đó chế biến thành nước ép ngon ngọt.

Trồng cỏ lúa mì bằng nước vừa đơn giản vừa trang trí không gian sống thêm xanh. Cách trồng cỏ lúa mì này phù hợp với tất cả mọi người, với tất cả mọi không gian dù chật hẹp đến đâu.

Co Lua Mi 4

Ở trên là bài viết về dinh dưỡng có trong Cỏ Lúa Mì và cách trồng và chăm sóc chúng mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẻ đến bạn. Chúc các bạn thành công!!!

Giỏ hàng

Hãy chọn sản phẩm để thêm vào giỏ hàng