Chăm sóc cây trong vườn luôn xanh tốt với 5 bước
Nếu bạn đã quyết định trồng cây cảnh để có một không gian trong vườn tươi tốt và giải toả căng thẳng hoà mình với thiên nhiên. Bạn nên có những bước chuẩn bị tốt để chăm sóc cây trong khu vườn của mình luôn xanh tươi và sạch sẽ.
1. Phương pháp tưới nước cho cây.
Nắm các phương pháp tưới nước cho cây
Trong tưới cây các bạn phải nắm rõ một điều rằng, không phải cây nào cũng cần nhiều nước các loại cây cần lượng nước là khác nhau. Ví dụ đối với những cây ngoài trời đủ ảnh sáng thì cần nhiều nước hơn những cây ở trong bóng râm, những cây trong bóng râm này chúng ta cũng có thể tưới cách ngày. Vào mua mưa chúng ta không cần phải tưới nhiều nước mà chỉ cần tưới sơ qua để rửa lá cây. Đặt biệt với những cơn mưa đầu mùa thường mang rất nhiều khói bụi và axit.
Ngoài ra thời điểm tưới nước cũng rất quan trọng, buổi sáng chúng ta có thể tưới rất đậm đảm bảo cây đủ độ ẩm. Với những cây to chúng ta tưới từ từ làm sao cho nước ngấm dần tới rễ của cây. Những ngày nắng gắt chúng ta nên tưới ngày 2 lần để cho cây đỡ bị héo.
2. Bón phân cho cây theo lịch định kỳ hàng tháng.
Thời điểm bón phân cho cây cũng hết sức quan trọng, thông thường nó sẽ diễn ra vào từ 2 đến 4 đợt. Đối với những cây thân to hay thảm cỏ thì có thể bón làm 2 đợt (trong đó có một đợt bón phân vô cơ và một đợt bón phân hữu cơ). Đối với cây lá màu và cây bụi chúng ta bón làm thành 3 đợt (một đợt bón phân vô cơ, một đợt bón phân hữu cơ và đợt cuối cùng bón phân bón lá). Những cây có hoa thì chúng ta bón luân phiên 3 đợt, đợt đầu chúng ta bón phân vô cơ sau đó đến hữu cơ và bón phân bón lá. Có một điều chúng ta lưu ý, bón phân cũng cần phải đúng liều lượng quy định không sẽ dẫn đến chết cây.
Chỉ được bón phân khi trời mát hoặc sau khi tưới đủ độ ẩm, thường chúng ta bón phân vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát.
3. Cắt tỉa cây cảnh trong sân vườn.
Cắt tỉa để duy trì sự tươi tốt cho cây
Cắt tỉa cây cũng là một khâu rất quan trọng để duy trì sự tươi tốt của cây cũng như vẻ đẹp của từng cây. Đối với các cây thân cỏ thì mỗi tháng chúng ta có thể cắt một lần. Còn đối với các cây thân cao to chúng ta cắt tỉa mỗi khi chúng lớn lên và phá vỡ hình dáng bon sai ban đầu của cây.
Ngoài ra, hàng ngày chúng ta phải cắt bỏ những lá vàng cũng như các nhánh bị hỏng để tránh lây nhiễm mầm bệnh sang các nhánh khách và cây khác.
4. Phòng trừ sâu bệnh cho các cây cảnh trong sân vườn.
Nếu như chúng ta làm tốt bước 3 (cắt tỉa cây trong vườn) thi bước này chúng ta làm rất đơn giản. Khi thời tiết chuyển mùa thì thời điểm này sâu bệnh bắt đầu sinh sôi nảy nở, chúng ta phải phun thuốc Bảo vệ thực vật. Lưu ý khi phun thuốc Bảo vệ thực vật chúng ta phải chọn loại thuốc có nguồn gốc xuất sứ đảm bảo để không ảnh hưởng đến con người.
Ngoài ra, khi cây cảnh trong vườn bị sây bệnh tấn công thì tốt hơn hết là hỏi các chuyên gia để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
5. Phát tán hoặc loại bỏ một số cây lớn.
Phát tán bớt những cành cây to
Trong vườn có những cây phát triển làm hạn chế ánh sáng của những cây nhỏ hơn. Chính vì vậy chúng ta phải phát tán bớt những cành to hoặc có thể thay thế bằng cây khách để đảm bảo cho những cây khác phát triển.
Nếu chúng ta làm tốt những bước trên đảm bảo chúng ta luôn có một khu vườn sạch sẽ và trong lành. Chúng ta có một không gian để thư thái sau những lúc làm việc căng thẳng.
Vườn Sài Gòn