Vị ngọt thanh của Dưa Hấu là lựa chọn hàng đầu cho những ngày hè oi bức. Tuy nhiên ai cũng biết, trồng Dưa Hấu bằng cách truyền thống sẽ tốn nhiều không gian và diện tích. Vậy có cách nào ở nhà phố, căn hộ hay chung cư cũng có thể trồng được loại quả này? Hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu cách trồng Dưa Hấu trong chậu ở bài viết dưới đây nhé!
1. Chuẩn bị gì khi trồng cây dưa hấu trong chậu?
Hạt giống
Hiện nay có nhiều giống dưa khác nhau từ màu vỏ đến màu ruột. Bạn nên mua tại các cửa hàng giống hoặc vật tư nông nghiệp uy tín.
Chậu trồng
Để trồng Dưa Hấu trong chậu thành công và cho trái to, bạn phải chọn chậu đủ lớn, chứa được nhiều đất để cây phát triển mạnh.
Chậu có đường kính miệng tối thiểu 30cm và chiều cao trên 50cm và có lỗ thoát nước tốt.
>>Mua chậu trồng cây Dưa Hấu TẠI ĐÂY
Đất trồng
Dưa hấu thích hợp với đất mùn, tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6-7. Ngoài ra đất cũng cần có nhiều dinh dưỡng để nuôi cây phát triển mạnh. Vậy nên bạn có thế trộn thêm phân bò, phân trùn hoặc bất kì phân hữu cơ nào.
Khuyến khích các bạn nên sử dụng đất sạch trồng rau Orgamix 3in1, đất trộn sẵn dinh dưỡng, giữ ẩm tốt sẽ giúp cho cây Dưa Hấu phát triển tốt hơn
Vị trí gieo trồng dưa hấu
Dưa Hấu là cây ưa ánh sáng, vậy nên bạn cần trồng nơi cây có thể tiếp xúc với ánh sáng thường xuyên. Ngoài ra cây cũng thích thoáng mát, dễ bị bệnh khi ẩm thấp, vậy nên hãy chọn những nơi thông thoáng cho cây. Nếu vườn của bạn không rộng rãi cho thân cây bò, có thể làm giàn hoặc tận dụng hàng rào nhé.
2. Cách trồng cây dưa hấu trồng chậu
Ươm hạt giống và trồng cây dưa hấu
Ngâm hạt trong nước ấm (Pha 2 sôi, 3 lạnh), trong vòng 10 – 12 giờ. Vớt ra rửa sạch, ủ trong khăn ấm ở nhiệt độ 28 – 30 độ trong 2 ngày để hạt nứt nanh.
Sau đó bạn hãy đem hạt trồng vào các bầu ươm và để nơi có ánh sáng yếu. Sau khoảng 2 tuần, cây non sẽ hình thành lá thật, lúc này bạn hãy cho cây non ra ngoài nắng từ 6-10 giờ sáng, chiều từ 4 đến 5 giờ cho cây tập nắng trong 3 ngày. Khi tập nắng xong bạn có thể trồng cây ra chậu lớn hơn.
>>Mua hạt giống Dưa Hấu uy tín TẠI ĐÂY
– Hạt giống dưa hấu Táo ruột đỏ Red Sugar Baby
Nước
Dưa hấu đòi hỏi nhiều nước. Bạn cần tưới nước đều 2 lần 1 ngày, tuy nhiên chú ý lượng nước tưới để không đọng nước dưới chậu bởi cây dưa hấu không chịu được nước đọng
Tuy nhiên để cây ra nhiều hoa hơn thì trong giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, nhận biết khi thấy trên cây có 1 bông hoa đầu tiên. Lúc này bạn nên xiết nước, tưới 3 ngày 1 lần để cây ra hoa nhiều hơn đến khi cây đậu trái thì bạn tưới lại 1 ngày 1 lần như bình thường.
Phân bón
Vào giai đoạn đầu khi mới trồng, nếu bạn trồng bằng đất Orgamix 3in1 thì bạn không cần bổ xung thêm phân hữu cơ. Để cây phát triển nhanh bạn nên bổ sung định kỳ phân bón bón có đầy đủ đa lượng và vi lượng cho cây. Khi cây bắt đầu ra hoa và đang trong quá trình tạo trái, bạn cần bổ sung phân bón có hàm lượng Kali cao hơn đên hoa bền, khả năng thụ phấn cao, quả ngọt.
Nếu trồng dưa hấu tại nhà, Vườn Sài Gòn thì bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ như: Phân bò, Phân gà, Phân trùn quế,…
>>Mua phân bón hữu cơ uy tín TẠI ĐÂY
Thụ phấn cho cây dưa hấu
Nếu bạn không yên tâm khả năng tự thụ phấn của Dưa Hấu, bạn có thể thụ cho chúng bằng cách hái hoa đực rồi bẻ hết cánh hoa đi. Sau đó đưa đầu nhị có phấn hoa đực chạm nhẹ vào đầu nhụy hoa cái. Một bông đực có thể thụ cho nhiều bông cái khác nhau. Sau khi thụ phấn thành công, cánh hoa cái sẽ héo dần và có quả, còn thất bại thì hoa cái sẽ rụng xuống.
Cắt tỉa
Dưa Hấu sẽ không ngon nếu bạn để 1 dây quá nhiều quả. Nếu cây quá nhiều quả và nhiều nhánh cây sẽ làm giảm chất lượng quả.
Cách tỉa nhánh hay còn gọi là tỉa chèo: Ở các loại dưa như dưa hấu, dưa gang, dưa lưới,… thì thường gọi là chèo thay cho cành bên. Thông thường 1 cây chỉ nên để lại 1 thân chính và 1 chèo để cây tập chung dinh dưỡng. Bạn nên ưu tiên giữ lại chèo to và khỏe.
Tỉa lá: Khi cây ra lá thứ 10 đến 15, bạn bắt đầu tiến hành tỉa cho cây thông thoáng. Lá được tỉa thường là 2 trong những lá từ lá thứ 5 đến lá thứ 10 và những lá bị bệnh.
Tỉa quả: Để cây tập trung nuôi quả ngọt, ngon và dinh dưỡng hơn. Bạn cần tỉa bớt trái, thông thường chỉ nên để lại 1 cây từ 1 đến 3 trái. Thời điểm cây bắt đầu ra lá thứ 10 bạn có thể bắt đầu tỉa bớt trái nhỏ hơn và trái bị méo.
Lưu ý:
Thời gian tỉa thích hợp nhất là sáng sớm. Vì sáng sớm bạn tỉa xong thì đến tới vết cắt sẽ khô không ảnh hưởng đến cây. Còn bạn tỉa vào buổi tối thì cây sẽ dễ bị nấm bệnh xâm nhập hại đến cây.
vị trí cắt tỉa quả, lá hay chèo nên xa thân khoảng 5 đến 10cm. Không nên cắt tỉa sát thân vì dễ làm chết ngược vào bên trong hoặc nấm bệnh xâm nhập vào cây nhanh hơn.
Phòng trừ chuột và côn trùng gây hại
Dưa hấu vừa ngọt vừa dinh dưỡng, nên chuột, côn trùng rất thích. Bạn nên ngăn chặn chuột và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học để giảm sâu bệnh cho cây định kỳ.
Đỡ trái dưa hấu
Vì cây Dưa Hấu có thân khá nhỏ, mà quả lại có thể nặng từ 2-3 kí. Sau những trận gió to hoặc giàn yếu sẽ làm quả bị rụng, đứt thân hoặc sập giàn. Vậy nên bạn dùng dây cột cuống trái dưa lại rồi cột đầu còn lại cả sợi dây lên giàn. Hoặc dùng những tấm lưới đỡ trái lên giàn,… Bạn có thể tự sáng tạo cách khác để đỡ trái Dưa Hấu, giảm áp lực lên cây nhé.
Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch Dưa Hấu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như khí hậu, mùa trồng và giống. Bạn có thể thu hoạch dưa sau khoảng 80 – 90 ngày sau khi gieo hạt và 30 – 50 ngày sau khi cây ra hoa. Để biết xem quả dưa của bạn đã chín hay chưa, bạn có thể quan sát tua xoắn ở gần cuống của quả dưa, nếu chúng bị khô thì tức là thu hoạch được rồi. Khi dưa hấu đã già, lông mao trên quả cung không còn nữa, dưa hấu lúc này sẽ trơn bóng, gõ nhẹ lên quả sẽ nghe thấy âm thanh hơi trầm và đục tức, cuống dưa hấu bị lõm vào trong. Khi phát hiện quả đã chín, bạn chỉ cần cắt cuống quả rồi lấy trái là xong.
Ở trên là cách trồng Dưa Hấu trong chậu đơn giản, cho trái ngọt. Hy vọng với chia sẻ của Vườn Sài Gòn sẽ giúp bạn có được những trái Dưa Hấu thanh mát, giải khát trong mùa hè cho gia đình.