5 loại bệnh thường gặp trên cây cà chua

Niềm vui lớn nhất của người làm vườn có lẽ là nhìn thấy những quả cà chua xanh nhỏ bé lớn dần rồi chuyển sang đỏ và căng mọng. Thế nhưng không may cà chua bị bệnh khiến cây kém phát triển, không ra quả, không đạt năng suất hoặc là chết cây. Vậy làm thế nào để phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời? Vườn Sài Gòn sẽ chia sẻ cho các bạn 5 loại bệnh hại thường gặp trên cây cà chua. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh héo xanh trên cà chua

Tác nhân gây bệnh: bệnh này do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây ra

Biểu hiện bệnh: Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Đặc biệt, ở phần phía gốc sát mặt đất, vỏ thân xù xì là triệu chứng đặc trưng của cây cà chua bị bệnh héo xanh vi khuẩn. Bệnh xuất hiện gây hại cho cây con đến khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ – hoa đến hình thành quả non – quả già thu hoạch.

Cách phòng trị bệnh:

– Luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng và dọn đẹp tàn dư cây trỗng cũ.

– Chọn giống cây khỏe không nhiễm bệnh, chống chịu bệnh tốt.

– Không nên trồng dày để tạo diện tích thông thoáng, tránh ẩm đất.

– Thường xuyên kiểm tra để phát hiện, nhổ bỏ nhưng cây có dấu hiệu nhiễm bệnh và đem tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó khử trùng lại đất bằng cách bóng bội vôi vào nơi vừa nhổ

– Đối với biện pháp hóa học ta có thể dùng thuốc Stamer 20WP, Ditaicin 8SL để phun.

Heo Xanh Ca Chua

2. Bệnh thối đít trái cà chua

Tác nhân gây bệnh:  Bệnh do vi khuẩn Bacterium lycopersici B gây ra.

Biểu hiện bệnh: Bệnh gây ra do sự rối loạn sinh lý. bệnh là gây tổn thương ở phần cuối đít trái. Các vết thâm đen, lõm vào ở đít trái, trong khi phần trên của cà chua nhìn hoàn toàn bình thường, bệnh xuất hiện ở cả trái xanh và trái đã chín.

Cách phòng trị bệnh

– Luân phiên cây trồng họ đậu

– Ngắt bỏ cây mới chớm bệnh để tránh lây lan sang cây khác

– Tránh bón quá nhiều phân cùng lúc, đặc biệt là các loại hóa chất tổng hợp. Thay vào đó, hãy sử dụng phân bón hữu cơ như phân trùn quế, đạm cá, phân hữu cơ từ rong biển, tảo biển.

– Khi thấy triệu chứng thối đít trái bổ sung thêm canxi bo, canxi nitrat. 2-3 lần mỗi tuần, bắt đầu từ khi đợt bông thứ hai nở rộ

Thoi Dit Ca Chua

3. Bệnh sương mai

Tác nhân gây bệnh:  Bệnh sương mai do nấm Phytophthora infestans gây ra.

Biểu hiện bệnh:

-Bệnh sương mai thường gây hại lên hầu hết các bộ phận của cây cà chua từ thân, lá, hoa và trái.

-Vết bệnh khi xuất hiện có màu xanh đậm như úng nước, khi vệt lớn dần sẽ chuyển qua màu nâu đen. Nếu trời ẩm trên bề mặt vết bệnh sẽ có lớp tơ màu trắng bao phủ (giống lớp sương mai), bệnh nặng sẽ dẫn đến thối nhũn.

Cách phòng trị bệnh:  

– Trồng đúng mùa vụ, luân canh trồng.

– Thường xuyên cắt tỉa lá tạo điều kiện thông thoáng.

– Khi phát hiện phải cắt bỏ ngay để tránh lây lan, phun một trong các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Ridomil Gold 68WG, Aliette 80 WP và phun 7-10 ngày/lần.

4. Bệnh thán thư

Tác nhân gây bệnh:  bệnh là do nấm Colletotrichum phomoides gây ra

Biểu hiện bệnh:

Dấu hiệu của bệnh là nhưng đốm hình tròn ban đầu, úng nước hơi lõm xuống. Sau đó lan ra dần, có đường kính 0.5-0.2cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu xám. Trên bề mặt vết bệnh có những đóm nhỏ là đĩa cành của nhóm gây bệnh.

Cách phòng trị bệnh:

– Thu gom và tiêu hủy các quả bệnh để tránh lây lan

– Chọn giống ít nhiễm bệnh, tránh cho cây ra quả vào mùa mưa

– Trồng thưa tạo sự thông thoáng cho cây trồng

– Khi phát hiện ra bệnh thán thư trên cây cà chua thì có thể phun trị bệnh bằng một trong các loại thuốc Ridomil Gold 68WG, Daconil 75 WP, Mancozeb, Antracol 70 WP

5. Bệnh đốm vi khuẩn

Tác nhân gây bệnh: Bệnh là do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. vesicatoria gây ra.

Biểu hiện bệnh:

– Khi nhiễm bệnh ban đầu sẽ xuất hiện những vết bệnh có màu đen nhạt, dạng nhũn nước và hơi lõng xuống sau đó lan dần ra nhiều vết liên kết lại thành 1 vệt to. Bệnh cũng gây hại trên cả thân và lá, lúc đầu vết bệnh cũng có dấu hiệu tương tự nhưng sau đó sẽ chuyển sang vàng hoặc đen và bị rách sau một vài ngày.

Cách phòng trị bệnh:

– Tránh tưới nước vào chiều tối đặc biệt là lúc cây đang bệnh

– Chọn giống cây khỏe mạnh, bón phân cân đối và đầy đủ hạn chế đạm và tặng lượng Kali khi cây bệnh

– Phun thuốc khi cà bị bệnh bằng một trong những loại thuốc sau: Kasumin 2L, Starner 20 wp với liều lượng 20-30g /8 lít phun 10 ngày/lần.

đốm Vi Khuẩn Ca Chua

Bài viết 5 loại bệnh hại trên cây cà chua phía trên đã phần nào đem đến cho bạn kiến thức về tác nhân gây bệnh, dấu hiệu và cách phòng trừ trên từng loại bệnh đúng không nào? Hi vọng bài viết sẽ giúp ích trông công cuộc làm vườn của bạn. Nếu bạn có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ đội ngũ kỹ thuật qua hotline 0909 1234 09 – 082 799 7777 để được tư vấn nhanh chóng, miễn phí.

DANH MỤC