Cảm là một bệnh rất hay thường gặp hiện nay. Có nhiều triệu chứng của bệnh như sổ mũi, tịt mũi, nhức đầu, sốt nhẹ, cảm lạnh sẽ khiến cơ thể suy yếu và gây ra một số bệnh.
Trong những trường hợp này mọi người hay chọn cách uống thuốc tây, tuy nhiên ít ai biết đến xông hơi cũng là một biện pháp dân gian giải cảm vô cùng tốt.
Bạn hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu các loại lá xông giải cảm qua bài viết dưới đây nhé!
Xông hơi đem lại nhiều tác dụng điều trị các bệnh khác nhau
Xông hơi mang nhiều lợi ích về điều tiết thân nhiệt cơ thể thông qua quá trình bài tiết mồ hôi. Nguyên liệu xông là những loại lá thông dụng dễ kiếm.
Top 10 loại nguyên liệu giải cảm
1. Lá Sả
Tinh dầu geraniol, citral trong lá sả có tác dụng kháng khuẩn, chống ho và hạ nhiệt cơ thể. Hương thơm từ tinh dầu sả sẽ giúp điều hòa, ổn định và cải thiện chức năng cho hệ thần kinh.
Xông hơi bằng sả làm cho ấm bụng dễ tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, giúp giảm các triệu chứng thông thường của bệnh cảm một cách hiệu quả.
Xông hơi giải cảm bằng 1 nắm sả
2. Lá bưởi
Hàm lượng tinh dầu trong lá bưởi có khả năng cải thiện các triệu chứng cảm cúm, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Xông hơi bằng lá bưởi trong khoảng 5 – 10 phút, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Hương thơm nhẹ nhàng của lá bưởi giúp người bệnh giảm hẳn triệu chứng đau đầu. Tinh dầu có tác dụng tiêu đờm, thông mũi, trị bệnh đường hô hấp rất tốt.
Lá bưởi có tác dụng trị cảm cúm cực kỳ hiệu quả
3. Tía tô
Tía tô là nguyên liệu lá không thể thiếu trong xông hơi trị cảm cúm.
Lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ cảm lạnh, thân cành lợi tiêu hóa, hạt của cây trừ hen, trị ho có đờm rất tốt. Khi xông hơi, tinh chất sẽ ngấm vào cơ thể qua da, giúp đào thải độc tố, giải cảm rất tốt.
Bạn có thể mua hạt giống tía tô TẠI ĐÂY
Tía tô phát huy công dụng tốt hơn khi kết hợp với chanh
4. Lá tre
Theo đông y, lá tre có tác dụng giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.
5. Ngải cứu
Ngoài tác dụng cầm máu, trong đông y ngải cứu còn là một vị thuốc trị cảm rất hiệu quả, giữ vai trò điều hòa lưu thông khí huyết.
Để trị cảm cúm, ho, đau đầu đạt hiệu quả tốt nhất bạn có thể kết hợp lá ngải cứu tươi, lá chanh (hoặc lá bưởi) và lá khuynh diệp.
Lá ngải cứu
6. Hương nhu
Trong y học cổ truyền hương nhu là vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh, đặc biệt là trị cảm rất hiệu quả.
Hương nhu có tác dụng hành khí, thanh nhiệt, trừ thấp, chữa cảm mạo, ra mồ hôi, nhức đầu.
Cây hương nhu
7. Bạc hà
Bạc hà ngoài tác dung sát khuẩn, chống viêm, thì xông hơi từ lá bạc hà giúp chữa các triệu chứng cảm sốt, giúp máu lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch.
Khi thấy cảm sốt nóng, đau đầu, sỗ mũi bạn dùng 10 – 15g lá bạc hà nấu với 1/3 lít nước xông hơi đến lúc ra mồ hôi sẽ có tác dụng giải cảm rất hiệu quả.
Bạn có thể tự trồng cho mình vườn bạc hà tại nhà, bạn có thể mua hạt giống bạc hà TẠI ĐÂY.
Lá bạc hà
8. Lá chanh
Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng sát khuẩn và tiêu đờm. Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu, đây là một nguyên liệu không thể thiếu trông nồi xông hơi giải cảm.
Để nồi xông được hiệu quả tốt nhất bạn có thể sử dụng lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, 20g bạc hà, 2 củ sả, 3 nhánh tỏi. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp giải cảm rất hiệu quả.
Lá chanh
9. Rau kinh giới
Lá kinh giới có vị cay, tính hơi nóng, có mùi thơm dễ chịu, trong lá có chứa 1% tinh dầu.
Cũng như tía tô, kinh giới vừa là rau gia vị vừa dùng để làm thuốc. Có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khư phong và chỉ ngứa.
Bạn có thể mua hạt giống kinh giới TẠI ĐÂY.
Lá kinh giới trị cảm rất hiệu quả
10. Cây khuynh diệp
Cây khuynh diệp hay còn gọi là cây bạch đàn, là loại cây có nhiều lệ ích cho sức khỏe: giúp chống oxy hóa, giúp thư giản, giảm các triệu chứng cảm lạnh.
Khuynh diệp là thành phần chính trong vị thuốc trị cảm lạnh và ho. Trong tinh dầu khuynh diệp có thành phần chính lá eucalyptol hay còn gọi là cineole.
Lá cây khuynh diệp
Một số lưu ý khi xông hơi
Chỉ nên xông 1-2 lần trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Xông quá nhiều sẽ gây mất nước và gây ra các bệnh hại khác.
Không áp dụng biện pháp xông hơi trong các trường hợp cảm nắng, ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, người mắc bệnh ngoài da, bệnh nặng mới ốm dậy, bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi.
Khi đã xông hơi xong nên ăn một chén cháo hoặc một chén trà để giúp việc xông hơi mang lại hiệu quả cao hơn.
Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông.
Bên trên là top 10 loại lá cây dùng để xông giải mỏi, trị cảm cúm hiệu quả mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẽ đến bạn. Chúc bạn thực hiện thành công và bệnh cảm cúm sẽ được chữa trị nhanh chóng.
Vườn Sài Gòn