Thiết kế và trang trí bể cá cảnh

Trang trí bể cá cảnh trong không gian sống và làm việc đang là xu hướng để tạo nơi thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Hồ cá với những chú cá đủ màu sắc bơi lội, thêm một chút xanh của cây lá thiên nhiên tạo nên một không gian thu hút ánh nhìn. Nếu bạn đang muốn thiết kế hồ cá của mình thật hoàn hảo nhưng bạn ngại gặp phải nhiều vấn đề trong kỹ thuật trang trí hồ cá thì hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thiết kế bể cá

1.1. Phù hợp với tuổi

Chú ý mạng hợp phong thủy trước khi chọn vị trí đặt. Theo nguyên tắc tương sinh tương khắc của phong thủy, những người mệnh hỏa, hay mệnh thổ nên hạn chế đặt bể cá trong nhà (cần xem xét với các đồ đạc khác để căn bằng sinh khí của ngôi nhà).

1.2. Chọn kích thước bể cá cảnh phù hợp

Việc lựa chọn bể cá là vô cùng quan trọng, cần phải được tiến hành cẩn thận, bởi vì bể này bạn sẽ sử dụng để nuôi cá trong khoảng thời gian dài. Một chiếc bể cá phù hợp sẽ giúp quá trình nuôi cá trở nên thuận lợi hơn. Một bể cá thông thường sẽ có 3 kích cỡ:

  • Bể cá kích cỡ 60cm dùng để nuôi những loại cá nhỏ.
  • Bể cá kích cỡ 90cm dùng để nuôi những loại cá trung bình.
  • Bể cá kích cỡ 120cm dùng để nuôi những loại cá lớn.

Khi xét về chất liệu, bể cá sẽ được chia thành 2 loại phổ biến là:

  • Bể kính dán: Loại bể này có giá khá rẻ, kích cỡ linh hoạt theo ý của người dùng.
  • Bể kính đúc: Các góc của bể đều sẽ được uốn cong giúp tạo sự thẩm mỹ cho bể cá. Đồng thời, bể sẽ có nắp đi kèm làm cho bể trông gọn và đẹp hơn. Tuy nhiên, kích thước của loại bể cá cảnh này sẽ được định sẵn bởi nhà sản xuất.

>>>Có thể mua bể cá cảnh mini để bàn TẠI ĐÂY

1.3. Hình dáng bể cá cảnh phù hợp với vị trí đặt bể

Để lựa chọn phù hợp với phong thủy, hình dáng bể là yếu tố rất quan trọng. Gia chủ cần phải lựa chọn hình dáng bể cá cảnh phù hợp với vị trí đặt bể.

Nếu vị trí đặt bể cá của bạn ở hướng Bắc thì bể hình tròn là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Ngược lại, nếu vị trí đặt bể hướng Đông Nam thì nên chọn bể hình vuông. 

1.4. Chọn vị trí đặt bể cá 

Bể cá thuộc hành thủy, trong phong thủy nó có ý nghĩa mang lại tài lộc và mang mắn. Và để phát huy được tác dụng thì bể cá cần đặt ở vị trí tốt, tránh hướng xấu sẽ gây ra những nguy hại, điềm xấu cho gia chủ.

Theo phong thủy thì hướng tốt cho gia chủ nên đặt bể cá là cung Quan Lộc, Phú Quý như hướng Đông Nam, hướng Bắc và hướng Đông để thu hút tiền tài, may mắn, hỗ trợ công danh và sức khỏe.

Về vị trí đặt bể cá đẹp chính là phòng khách, vừa để trang trí, tăng tính sang trọng cho phòng khách vừa có thể tận dụng làm thành vách ngăn giữa bếp với phòng khách nếu hai phòng ngày đặt sát nhau… Ngoài ra, bạn có thể dùng đặt bể cá cảnh bên ngoài căn nhà, xung quanh có hàng rào chắn giúp ngăn chặn các nguồn khí xấu, tiêu cực.

Một số vị trí không nên đặt bể cá chính là:

  • Không đặt bể cá sau ghế sofa, ghế salon
  • Không đặt bể cá đối diện bếp nấu
  • Tránh đặt bể cá cạnh nhà vệ sinh
  • Không đặt bể cá trước bàn thờ
  • Tránh đặt bể cá trong phòng ngủ
  • Tránh đặt bể cả ở cửa ra vào

1.5. Chọn cá nuôi trong bể

Khi đã lựa chọn được chiếc bể ưng ý cũng như chỗ đặt để phù hợp thì khâu tiếp theo – chọn cá cũng cũng rất quan trọng, có thể giúp gia chủ thu hút nhiều tài lộc và may mắn.

Xem thêm bài viết: Loại cá phổ biến và phù hợp với bể cá nhỏ (Hân)

1.6. Chọn chân bể cá cảnh 

Chân bể là điểm tựa cho cả chiếc bể nên cần phải lựa chọn được loại phù hợp. Khi lựa chọn chân bể cần đảm bảo được sự chắc chắn, độ thăng bằng và hệ giằng phân bố đều. Chân bể có chiều cao từ 0.6 mét đến 0.8 mét là chiều cao thích hợp nhất.

Về vật liệu, loại chân bể phổ biến nhất hiện nay là chân gỗ. Vật liệu này không chỉ bền mà còn đa dạng về màu sắc, có tính thẩm mỹ cao. Lưu ý, đối với những  bể cá nước mặn không nên chọn chân bể bằng sắt khi sử dụng dễ bị ăn mòn. Ngoài ra, còn có loại chân bể bằng kính, có khả năng chịu nén tốt. Đây cũng là loại chân được nhiều người ưu tiên sử dụng cho bể cá cảnh của mình.

1.7. Bố trí đường ống dẫn nước cho bể cá cảnh

Nên thiết kế một đường ống dẫn nước để giúp dễ dàng hơn trong quá trình vệ sinh bể cá cảnh. Tốt nhất nên sử dụng đường ống cỡ 21 và ống thoát nước cỡ 21 – 34. Với kích cỡ này sẽ giúp bạn làm sạch bể vô cùng dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

1.8. Sử dụng nước cho bể cá cảnh 

Bạn cần phải kiểm tra độ kín của bể trước khi cho nước vào bên trong. Đôi khi bạn để bể quá lâu ở nơi khô ráo sẽ khiến chất keo bị co lại và xuất hiện khe hở. Vì thế, hãy tránh để bể ở trạng thái khô trong thời gian dài.

Sau đó, bạn chỉ việc cho nước vào bên trong bể. Giai đoạn này đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận, bạn nên sử dụng vài tờ giấy mịn để thấm nước. Nên cho nước vào bằng vòi cao su ống mềm để nước không làm thủng giấy lót. Sau khi đã đủ nước, bạn lấy vòi và giấy ra khỏi bể để không làm đục nước.

1.9. Đặt bộ lọc

Bộ lọc cho bể cá cảnh thường gồm 3 bộ phận:

  • Lọc ngoài: Đây là lọc nằm rời với bể, thấy được đặt ở dưới chân bể. Nằm trong bể có 2 đường ống nước ra vào.
  • Lọc tràn: Được làm bằng kính và đặt cố định ở góc của bể. Lọc tràn có chức năng xử lý và tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong bể cá.
  • Lọc thác: Lọc này có công suất nhỏ và khả yêu, chỉ thích hợp cho những loại bể có kích thước nhỏ.
  • >>Có thể mua máy lọc bể cá cảnh TẠI ĐÂY

Bộ Lọc

1.10. Những lưu ý cần thiết khi bắt đầu thiết kế hồ cá

– Không nên sử dụng hồ cá có kích thước quá nhỏ hay quá lớn

–  Không nên thiết kế hồ cá quá cao

– Nên trồng nhiều cây và nhiều chủng loại trong thời gian đầu

2. Trang trí bể cá

2.1. Trước tiên là làm sạch bể cá cảnh

Sau khi mua bể cá cảnh về thì việc đầu tiên là làm sạch chúng, bạn nên làm thật cẩn thận và tỉ mủ, vì bể cá cảnh tương đối dễ vỡ. Bạn có thể súc qua bằng nước, nhưng tuyệt đối không nên sử dụng những loại hóa chất để tẩy rửa như: xà phòng, thuốc tẩy…

Thay vào đó, hãy dùng nước muối ấm chà nhẹ nhàng cho tới khi nước trong thì thôi. Nếu không muốn mua phông nền tại những cửa hàng cá cảnh, bạn hoàn toàn có thể tự mình sáng tạo nhờ các tấm giấy đặt phía sau bể cá cảnh.

2.2. Tạo nền cho đáy bể

Nên sử dụng những viên sỏi để tạo nền đáy cho bể các cảnh. Ưu điểm của việc tạo nền này là giúp tăng tính thẩm mỹ của bể cá và còn giúp che đi phần phân cá cảnh.

Bạn có thể sử dụng cát để thay thế cho sỏi, nhưng sỏi vẫn mang lại hiệu quả tốt hơn bởi cát có thể gây ra tình trạng bịt kín máy lọc không cho dòng nước chảy qua.

Bạn nên cho sỏi vào nước sôi để tiêu diệt những vi khuẩn có hại, tảo và kí sinh trùng. Nền sỏi lý tưởng thường có độ dày từ 2,5 đến 7,5 cm. Bạn có thể dùng sỏi ở bể cá đang nuôi khác bởi chúng đã có những vi khuẩn hidrat hóa đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho cá cảnh.

Một mẹo nhỏ để tăng tính thẩm mỹ trong trang trí bể cá cảnh là bạn nên cho nền sỏi phía sau lên cao gấp đôi so với phía trước để mọi thứ trong bể cá đều hướng tới mặt trước của bể cá.

Cá Cảnh

>>>Có thể mua sỏi trang trí TẠI ĐÂY

2.3. Trang trí bể cá như thế nào?

Đá là lũa là hai vật liệu không thể thiếu nên muốn trang trí bể cá cảnh đẹp, độc đáo. Chúng được rất nhiều người sử dụng, tuy nhiên bạn nên tính toán trước để tránh tình trạng làm tổn thương cá trong bể.

Đá có trọng lượng tương đối nặng nên hãy đặt dưới đáy bể trên tấm xốp. Nên ngâm đá khoảng 1 tuần trong xô nước muối để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn độc hại có trên đá trước khi đưa vào bể cá cảnh.

Bạn có thể thiết kế thêm hang, hốc để bể cá cảnh trở nên độc đáo và cuốn hút hơn, tạo khu ẩn nấp cho những chú cá nhỏ. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng việc này vì sẽ khiển bể cá thêm rối mắt và không tạo nên điểm nhấn.

2.4. Tạo không gian xanh bằng cách trồng cây thủy sinh

Trồng cây thủy sinh là một giải pháp rất hay giúp trang trí bể cá cảnh thêm phong phú bởi chũng giúp cân bằng và điều hòa môi trường sống tự nhiên cho bể cá cảnh.

Tuy nhiên, nếu việc duy trì cây thủy sinh khó khăn thì có thể sử dụng cây giả cho bể cá. Tuy nhiên lựa chọn tốt nhất vẫn là cây thủy sinh thật. Đặc biệt, cây thủy sinh có nhiệm vụ điều hòa không khí và làm thức ăn cho cá cảnh rất tốt.

Một số dòng cây thủy sinh phổ biến như: Cỏ ngưu mao chiên, Thủy cúc, Ngô công thảo, Cỏ thìa, Cây dương xỉ, Cây xương cá, Rong đuôi chó, rêu…

Vì vậy thi thoảng hãy cung cấp một lượng phân bón ban đầu cho cây thủy sinh, chăm sóc cây theo những chỉ dẫn trên bao bì phân bón để cây luôn khỏe mạnh nhé. Vừa giúp trang trí bể cá cảnh thêm sinh động lại giúp cá có môi trường sống tốt hơn.

Cá Cảnh (5)

>>>Có thể mua phân nền thủy sinh TẠI ĐÂY

2.5. Sử dụng hệ thống ánh sáng cho bể cá

Không gian bắt mắt và đẹp hơn thu hút hơn là nhờ hệ thống ánh sáng. Bể cá cũng vậy, là nơi thu hút trong ngôi nhà nên chúng cũng cần hệ thống ánh sáng. Nhờ vậy, ngôi nhà trở nên ấn tượng và là điểm nhấn quan trọng. Cùng với đó, hệ thống ánh sáng có vai trò đặc biệt giúp cân bằng hệ sinh thái trong bể cá vì nhiệt độ và  ánh sáng tự nhiên ở trong nhà chưa đủ để các loài sinh vật sinh sống dưới nước.

Hệ thống ánh sáng cũng giúp cho quá trình phát triển của các loài thực vật và cá trong bể, kích thích sự phát triển của một số loài cá ưa ánh sáng. Bạn có thể dùng các loại đèn như huỳnh quang, đèn LED, đèn halogen… với công suất và thiết kế riêng  màu sắc đèn phù hợp với từng kích thước và đặc điểm của bể cá. Tuy vậy, nên chú ý tới quá trình lắp ráp, cố định đèn và các phụ kiện để lắp đặt an toàn.

Trong bể cá nước ngọt, ta dùng những bóng đèn truyền thống có công suất thấp từ 18 – 40W, đèn LED có công suất từ 10-15W. Trong bể cá biển cần dùng loại đèn có quang phổ đầy đủ như đèn LED, có ánh sáng giống với ánh sáng mặt trời, tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ lâu hơn và dễ lắp đặt.

Cá Cảnh (4)

2.6. Những nguyên tắc cần lưu ý khi trang trí bể cá cảnh đẹp

– Đặt cây nhỏ phía trước bể, cây lớn phía sau

– Sử dụng cây và đồ trang trí để che giấu các thiết bị trong hồ cá

– Trồng đa dạng cây trong bể

– Không thêm quá nhiều màu sắc rối mắt trong bể

3. Một số mẫu bể cá cảnh đẹp bạn nên tham khảo

3.1. Bể thuỷ sinh

Bế cá thuỷ sinh là một bể cá cảnh độc đáo bằng kính được thết kế để nuôi trồng thuỷ sinh cá cản, phụ kiện bể thuỷ sinh bao gồm: hệ thống lọc nước, đèn chiếu sáng, đất nền thuỷ sinh, cây thuỷ sinh cây sống  ngập trong nước hoàn toàn: cỏ, rong, rêu, dương xỉ…

Cá Cảnh (1)

3.2. Bể cá cảnh mini để bàn

Bể cá cảnh mini để bàn không chỉ giúp cho không gian thêm đẹp và sinh động hơn mà còn giúp chủ nhân gần gũi với thiên nhiên hơn, giảm đi những âu lo căng thẳng, tạo vui vẻ và hứng thú khi làm việc. Sau đây một số mẫu bể cá cảnh mini để bàn đẹp.

Cá Cảnh (2)

3.3. Bể cá cảnh ngoài trời

Cá Cảnh (3)

Những mẫu bể cá cảnh ngoài trời làm bạn không thể rời mắt.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách thiết kế và trang trí bể cá cảnh đẹp, phù hợp với từng không gian của mỗi ngôi nhà rồi. Qua bài viết này, Vườn Sài Gòn hy vọng bạn có thể tự tay trang trí hồ cá cảnh nhà mình thật đặc sắc, có những nét độc đáo riêng, tạo điểm nhấn cho không gian nhé. Chúc bạn thành công!

 

 

DANH MỤC