Những loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây trà xanh

Hiện nay nhiều người dân thành phố cũng muốn thưởng thức trà xanh hàng ngày như người dân miệt vườn, vùng quê. Nên cây trà xanh xuất hiện ngày càng nhiều trong khu vườn của các nông dân phố. Để có những lá trà xanh sạch, không sâu bệnh hại, hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu bài viết “những loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây trà xanh” để biết cách phòng tránh nhé!

1. Một số loại sâu hại thường gặp trên cây trà xanh

1.1. Rầy xanh (tên khoa học: Empoasca flavescens)

– Triệu chứng: Rầy tập trung ở phần búp lá non hút nhựa dọc gân lá khiến lá biến dạng cong queo, trên có các đốm nhỏ vàng. Nhẹ thì lá chè có màu tía. Nặng thì lá ngắn hơn và khô nhất là trong điều kiện nắng  nóng lá bị khô từ đầu đến tận nách lá. Thiệt hại do rầy không chỉ bởi hút hết nhựa cây mà còn gây tổn thương tế bào khiến cây chậm lớn, còi cọc, giảm năng suất và chất lượng chè.

– Cách phòng trừ: trồng đúng mật độ, bón phân hợp lý, làm sạch cỏ… Sử dụng thuốc có thành phần Abamectin như: Reasgant 3.6 EC Abamectin 36g/l

1.2. Nhện đỏ (tên khoa học: Oligonychus sp.)

– Triệu chứng:  Thường tập trung gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già. Khi cây chè bị nhện hại nặng, mật độ nhện nâu tăng cao, các lá chưa bị rụng nhiều, chúng có thể gây hại lên các lá non nvà rải rác cả mặt dưới lá.

– Cách phòng trừ: Rufast 3EC với lượng 0,15 lít/ha pha với 400 lít nước; Comite 73 EC với lượng 8-25 ml/10 lít nước và phun 400-700 lít nước thuốc/ha

1.3. Bọ xít muỗi (tên khoa học: Helopeltis sp.)

– Triệu chứng: BXM gây hại do hút nhựa cây ở những phần non, làm thành các vết sậm màu sau đó chuyển màu đen. Búp và lá chè non bị mất nhựa và biến dạng cong queo, khô và đen.

Nghiêm trọng hơn là làm lá chuyển từ màu xanh tối và cây còi cọc. Thường ban đầu BXM phát sinh chỉ với diện tích nhỏ, sau đó lan rộng khắp ruộng khiến ruộng trông giống hiện tượng da beo.

– Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc có thành phần Imidacloprid như Confidor pha với nồng độ 1ml/lít nước phun 1 tuần 1 lần vào chiều mát.

Ray Xanh Hai Che

1.4. Sâu cuốn lá

– Triệu chứng: Lúc đầu sâu non nằm dưới biểu bì lá gặm chất xanh của lá, sau đó sâu non bò ra ngoài cuốn chóp lá làm tổ và ăn khuyết lá. Sâu phá hại trên lá và búp non, lá bị hại phát triển chậm, phẩm chất chè kém.

– Cách phòng trừ:

+ Hái chè đúng lứa, hái sạch búp bị sâu cuốn.

+ Làm cỏ bón phân kịp thời, hợp lý, thường xuyên tạo cho vườn chè thông thoáng .

+ Có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học Neem nim phun kỹ lên tán chè.

Sau Benh Cay Tra Xanh

2. Một số bệnh hại thường gặp trên cây trà xanh

2.1. Bệnh phồng lá chè (tên khoa học: Exobasidium spp Masse)

– Triệu chứng: Bệnh do nấm phát sinh ở lá non, cành non, vết bệnh phần lớn ở mép lá. Đầu tiên trên lá xuất hiện những chấm nhỏ hình giọt dầu màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần, màu nhạt dần. Phía dưới vết bệnh (mặt dưới lá) phồng lên và mặt trên lõm xuống, phía lồi có hạt phấn màu trắng có giới hạn rõ rệt với phần lá khoẻ. Cành bị nấm hại sẽ bị chết.

– Cách phòng trừ:  Dùng các thuốc có gốc đồng như coc 85 hoặc Bordeaux M 25WP, phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Sau Benh Cay Tra Xanh (2)

2.2. Bệnh thối búp chè (do nấm Colletotrichum thaee sinensis)

– Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên là một chấm nhỏ màu nâu đen trên phần non mềm của lá và búp chè. Các vết bệnh phát triển lớn dần lên gây thối đen lá non và búp…

– Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc có thành phần Chitosan như Neem Chitto; hoặc Trichoderma Điền Trang, phun ngay khi bệnh chớm xuất hiện ở đầu mùa mưa.

2.3. Bệnh khô cành (do Physalosphora neglecta Petch)

– Triệu chứng: Trên cành xuất hiện những vết bệnh lõm xuống (nhiều nơi gọi là loét cành chè). Nhiều vết sẹo liền lại với nhau tạo nên một vết màu nâu đen, rất cứng làm tắc mạch dẫn, gặp hạn cành chè sẽ bị chết khô…

– Cách phòng trừ: + Dùng kéo cắt hết những cành bị bệnh từ phía dưới các vết loét

+ Tưới đủ nước trong mùa khô.

+ Giảm lượng đạm, tăng lân và Kali.

+ Sau khi cắt hoặc đốn có thể sử dụng các thuốc gốc đồng, như coc 85 hoặc Bordeaux M 25WP.

2.4. Bệnh đốm mắt cua (Do Cercospora theae Petch)

– Triệu chứng: Bệnh gây hại phần lớn ở lá già và lá bánh tẻ. Đầu tiên vết bệnh là một chấm nhỏ màu nâu có đường viền sau lớn dần thành hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định. Trên vết bệnh có những hạt nhỏ màu nâu xám, sau chuyển thành tầng mốc có màu xám tro, bệnh nặng có thể làm lá chè rụng hàng loạt.

– Cách phòng trừ: có thể sử dụng thuốc nhóm Chlorothalonil  (Daconil 75WP) ; Propineb (Antracol  70 WP)  phun khi bệnh vừa chớm để hạn chế sự phát triển của bệnh.

2.5. Bệnh chấm xám: Tương tự như bệnh đốm mắt cua (đốm nâu)

Ngoài ra còn có các loại bệnh khác như: Bệnh chết loang (Do nấm Rosellinia necatrix Berl), Bệnh tắc rễ, bệnh đốm trắng…

Trên đây là những loại sâu bệnh hại phổ biển trên cây trà xanh, dù là loại sâu bệnh gì thì Vườn Sài Gòn cũng khuyến khích bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học như: Neem nim, Neem chito… để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé. Hy vọng với những chia sẻ của Vườn Sài Gòn, bạn sẽ có những cây trà xanh thật tươi xanh, khỏe mạnh để giải nhiệt trong cái nắng oi bức của Sài Gòn này nhé!

 

DANH MỤC