Hoa Anh Thảo là loài hoa tượng trưng cho sự duyên dáng, mạnh mẽ, sôi nổi của tuổi trẻ.
Vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang trí nhà cửa và cảnh quan.
Hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc loài hoa rực rỡ này nhé!
1. Nguồn gốc hoa Anh Thảo
Hoa Anh Thảo tên khoa học là Cylamen. Tên tiếng anh là Primrose hay Cowslip
Hoa anh thảo còn được gọi với cái tên quen thuộc như cây ngọc trâm, cây liên linh hoa, cây báo xuân.
Hoa anh thảo có xuất xứ từ Mỹ. Ở nước ta hoa anh thảo được trồng nhiều ở Đà Lạt và những vùng có khí hậu lạnh.
Búp hoa anh thảo
2. Đặc điểm hoa Anh Thảo
Hoa anh thảo là loại cây thân thảo, dạng bụi, sống lâu năm. Chiều cao trung bình cây khi trưởng thành từ 30 – 36 cm.
Lá hình trái tim, lá xanh thẫm có ánh bạc. Lá cây còn có cuống dài, gân lá nổi lên rõ rệt.
Do đó nên đây là loài cây rất thích hợp trồng chậu trang trí.
Hoa của cây anh thảo hiện có 6 màu chính: vàng, đỏ, trắng, hồng phấn, hồng đậm và tím.
Hoa anh thảo vàng – màu sắc phổ biến hiện nay
Hoa dạng kép. Cánh hoa gần như bẻ gập xuống sát với cuống hoa, cánh hoa trơn láng, mềm mại.
Hoa lâu tàn, tỏa hương thơm ngào ngạt.
3. Kỹ thuật trồng hoa Anh Thảo
Cây hoa anh thảo là một loài hoa dài ngày, thích hợp ở xứ lạnh và đất có độ pH 6,2 – 6,5.
Loài cây ưa nắng dịu. Trồng nơi đã lược bớt ánh sáng, hay có khá nhiều bóng râm, dưới tàn cây lớn, dưới bóng các vườn cây.
Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển mạnh là ở 16 – 27 °C.
Chậu hoa anh thảo tranh trí gần cửa sổ
Kỹ thuật trồng cây hoa anh thảo rất đơn giản có thể theo 2 cách đó là trồng bằng củ hoặc gieo hạt.
Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu trồng lần đầu tiên thì việc kiếm củ giống tương đối khó khăn.
Do đó việc trồng bằng hạt giống sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
-
Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng
Chậu cây: bạn có thể lựa chọn các loại khay chữ nhật hoặc chậu tròn có đường kính và chiều cao từ 25 – 30cm.
Đất trồng hoa anh thảo phải thật thoáng, giàu dinh dưỡng, tươi xốp và thoát nước tốt.
Bạn có thể phối trộn đất theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể đá trân châu Perlite : 2 giá thể mụn dừa.
Hoặc để tiện lợi bạn có thể sử dụng đất sạch Orgamix 3 in 1 với thành phần dinh dưỡng cân đối, pH phù hợp để trồng tốt hoa anh thảo.
Đất trồng hoa anh thảo phải tươi xốp
-
Chuẩn bị hạt giống
Việc lựa chọn hạt giống cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đâm chồi và ra hoa.
Hiện nay trên thì trường có rất nhiều loại hạt giống hoa khác nhau như.
Bạn nên đến các cơ sở bán hạt giống uy tín hoặc các nhà vườn để lựa chọn mua để đảm bảo chất lượng hạt giống.
-
Tiến hành gieo hạt
Để hạt nảy mầm với tỉ lệ cao nhất, bạn có thể ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi và 3 lạnh) trong vòng 4 đến 6 tiếng rồi đem hạt đi gieo.
Bạn có thể bổ sung thêm một ít các thuốc kích thích hạt nảy mầm như Atonik, Comcat, … để hạt nhanh bật mầm, ra rễ.
Bạn có thể gieo hạt giống hoa vào các khay ươm xốp nhỏ trộn với tro hoặc xơ dừa đã xử lý.
Sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng hoặc rơm rạ hay xơ dừa lên bề mặt.
Sau khoảng 21 – 25 ngày từ khi gieo, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra độ ẩm (tránh để đất trồng quá khô hoặc quá ẩm) để tỉ lệ nảy mầm đạt hiệu quả cao.
Hoa anh thảo khoảng 21 – 25 ngày sau khi gieo
Khi cây đã lên cao khoảng 2 – 3 cm có từ 4 – 5 lá thật, bạn có thể chiết từng cây hoa anh thảo nhỏ ra để trồng vào chậu đã chuẩn bị đất sẵn.
4. Cách chăm sóc hoa Anh Thảo
Nước tưới
Khi mới trồng cây bạn cần tưới thường xuyên 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát để duy trì độ ẩm cho cây giúp cây bén rễ nhanh.
Khi cây đã phát triển khỏe mạnh thì bạn có thể sau 2 – 3 ngày mới tưới một lần nhưng không nên tưới đẫm, quá tối rất dễ sinh nấm bệnh.
Nên giảm lượng nước tưới khi vào mùa mưa ( tránh tình trạng úng rễ chết cây).
Cách tốt nhất là dùng bình phun sương tưới trực tiếp lên trên bề mặt lá.
Phân bón
Để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa rực rỡ thì bạn nên bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây.
Sau khi trồng khoảng 10 – 15 ngày, bạn nên bổ sung phân trùn quế cách 7 ngày/lần.
Ngoài ra, bạn có thể tưới thêm phân hữu cơ dạng nước như đạm cá Alaska, Seaweed, Vitamin B1,… định kỳ 7-10 ngày/lần phun một lần.
Ở giai đoạn nuôi thân cành bạn cần bón NPK đầu trâu 20.20.15, NPK Cây Cuốc Vàng 16-16-8,..
Giai đoạn chuẩn bị ra hoa bổ sung thêm phân bón hỗn hợp NPK Minro 15-5-20 Tím,
Sâu bệnh hại
Cây hoa anh thảo dễ mắc một số loại bệnh thường gặp nhất là nấm mốc ở thân, bệnh đốm lá.
Sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh cho cây như Ridomil Gold, Antracol, Aliette, Coc85…
Thỉnh thoảng cây hoa anh thảo còn bị loài nhện đỏ, rầy rệp hay sâu hại tấn công.
Khi đó bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu điều chế từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mà vẫn trừ được sâu hại như dịch tỏi, Neem Chito, dầu khoáng SK Enspray 99 EC,…
Bên trên là những kĩ thuật mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẻ đến các bạn để cùng nhau tham khảo.
Bạn hãy chuẩn bị để bắt đầu trồng những chậu hoa anh thảo xinh đẹp nhé.
Vườn Sài Gòn chúc bạn thành công.