Cây trồng có thể đọc được suy nghĩ hay giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ nào đó. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau nhé.
Cây cối có thể giao tiếp với nhau
1. Cây có trí nhớ dài hạn
Tiến sĩ Monica Gagliano là người đứng đầu công trình nghiên cứu của UWA. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oecologia. Nghiên cứu về thực vật có thể học được cú sốc sẽ không làm chúng tổn thương. Thực vật có thể nhớ được sự kiện đã qua trong một khoảng thời gian lặp lại dài.
Thí nghiệm tiến hành trên cây Trinh nữ (Xấu hổ). Với phản ứng khép lá tự vệ khi bị đe dọa khi có vật gì đe dọa hoặc kích thích.
Bà thả rơi chậu cây Trinh nữ xuống một tấm mút trên cao để đủ làm gây sốc, nhưng không làm hại chúng.
Cây Trinh nữ đã ngừng phản ứng sau một vài lần thả rơi sau đó. Điều này cho thấy rằng cây biết rằng hành động đó không gây nguy hiểm. Nhưng nếu thực hiện các kích thích khác thì cây vẫn phản ứng trở lại ngay lập tức.
Cây có trí nhớ dài hạn
2. Thực vật có cảm xúc
Chuyên gia Cleve Backster đã có một khám phá đáng kinh ngạc trong năm 1966, trên cây Huyết Rồng. Ông lấy hai cây Huyết Rồng và kết nối một cây với máy dò nói dối. Ông cho một người giẫm lên cây Huyết Rồng còn lại. Khi đó, máy dò nói dối thấy được cây kia đã chứng kiến sự việc này đã bày tỏ sự sợ hãi. Sau đó, ông tiến hành thêm một thí nghiệm với cái cây chứng kiến và bày tỏ sợ hãi. Ông cho nhiều người cùng bước vào phòng nơi đặt cái cây, bao gồm người giẫm lên cây còn lại.
Máy dò nói dối không có phản ứng nào với bất kì người nào cho đến người giẫm vào cây trước đó, nó lại thể hiện sự sợ hãi. Có lẽ cây đó đã nhận ra được người này.
Ngoài ra, ông Backster còn phát hiện rằng cây xanh cảm thấy hạnh phúc khi được tưới nước và chúng còn có khả năng đọc được suy nghĩ của con người.
Thực vật có cảm xúc
3. Cây có thể giao tiếp với nhau
Thực vật sẽ dùng bộ rễ của mình để giao tiếp với những “người láng giềng” gần với mình.Cây cối sẽ tiết ra một loại hoá chất đặc biệt để kích thích hàng xóm phát triển mạnh mẽ.
Cây có thể giao tiếp với nhau
Nhóm nghiên cứu khác, họ tiến hành vuốt ve lá cây trong vài phút lặp lại mỗi ngày. Nhằm mô phỏng cách thức cây này chạm vào cây khác. Cây này sinh trưởng trong môi trường dung dịch thuỷ canh để thu nạp các hoá chất do chính cây đó tiết ra. Sau đó, dung dịch này sẽ được mang cho các cây khác sinh trưởng để kiểm tra phản ứng của chúng. Phát hiện ra những cây mới này sẽ điều chỉnh cơ chế sinh trưởng để thích ứng với những hoá chất trong dung dịch đó.
4. Cây có ngôn ngữ riêng
Một nghiên cứu từ Đại học Tây Úc đã tuyên bố rằng rễ của cây hạt bị nứt phát ra các sóng tần số với 220 Hertz.
Khi tiếp xúc với hạt cây ở tần số này, rễ cây của những cá thể khác cũng phát trở lại những sóng khác nhau để phản hồi lại. Đây là cách giao tiếp tự nhiên của chúng, giống như một ngôn ngữ riêng.
5. Cây cối đau đớn khi côn trùng ăn lá
Hiện tượng côn trùng ăn lá cây được coi là tự nhiên nhưng điều này đã gây ra sự đau đớn cho cây đó.
Người ta làm thí nghiệm cho thấy khi một con sâu bướm tấn công. Các mô xung quanh vùng bị hư hại cũng phát ra những tín hiệu điện với tốc độ thấp hơn ở mô người.
Cây cối đau đớn khi côn trùng ăn lá
6. Một số cây tạo ra các hợp chất xua đuổi côn trùng
Cây óc chó tạo ra các hợp chất ngăn chặn muỗi và các loài côn trùng khác. Những cây khác có cơ chế bảo vệ khác nhau trong tự nhiên. Mỗi cây có một cách linh hoạt để bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.
Vườn Sài Gòn!