Hoa hồng là một loại cây ưa sáng, thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Nếu có kỹ thuật trồng hoa hồng tốt, cây sẽ cho ra nhiều hoa màu sáng rực rỡ và tươi tắn. Các bạn hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
I – Chuẩn bị vật dụng để trồng
1. Chậu cây
Chọn loại cây có chân, chú ý lỗ thoát nước ở đáy chậu bởi hoa hồng không chịu được úng thủy. Nên chọn chậu có 2 lỗ hoặc có 1 lỗ lớn.
Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hồng, có thể dùng loại chậu nhựa cao. Với nhiều mẫu mã và kích thước tùy giống hoa hồng như: Chậu 8 cạnh, chậu Monrovia, chậu vuông…
2. Đất trồng
- Trên nhiều loại đất khác nhau, hoa hồng vẫn có thể phát triển được. Tuy nhiên muốn cây trổ nhiều hoa, cành mập khỏe thì nên chọn trồng đất tơi xốp và trồng nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
- Các bạn hãy sử dụng Đất trồng hoa hồng của Vườn Sài Gòn rất tiện lợi. Đất được trộn bởi các vật liệu đã được xử lý nấm bệnh. Chứa phân bón hữu cơ vi sinh với hàm lượng NPK cân bằng. Kích thích mầm, chồi và bộ rễ cây phát triển tốt.
- Đặc biệt viên đất nung phối trộn trong giá thể giúp cây không bi úng nước. Mà vẫn đảm bảo thoáng mát cho bộ rễ.
- Độ pH tối hưu để trồng hoa hồng là 6.5
II – Trồng và chăm sóc
1. Nhân giống
Có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành, chiết cành, ghép cành…nhưng giâm cành là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay với tỉ lệ thành công cao.
Thời vụ nhân giống
Có thể nhân giống hoa hồng tốt nhất từ tháng 2-4 và từ tháng 8-10, tại thời điểm trên sẽ giúp cho hom giống ra rễ nhanh và đạt tỷ lệ sống cao. Song với điều kiện thời tiết ở Đà Lạt thì việc nhân giống cây có thể thực hiện quanh năm.
2.Tưới nước
Nếu bạn trồng ngoài đất vườn thì nên tưới mỗi ngày một lần; Tưới hai lần vào sáng sớm và chiều mát nếu trồng trong chậu.
Tưới nước cho hoa hồng khi đã thấy khô nước, cần tưới đẫm, như vậy mới đủ nước cho lá quang hợp. Nếu thiếu nước sẽ xuất hiện nhện hại, cây sẽ có hiện tượng vàng lá, rụng lá. Vào buổi tối nên hạn chế tưới nước vì nước đọng lại trên lá sẽ dế khiến lá cây bị nấm bệnh.
3. Thay đất
Sau khoảng 3-5 tháng trồng, đa phần các cây hồng sẽ xuất hiện lá vàng nhạt, lá héo úa và rụng dần. Đồng thời, cây cũng ít mọc chồi non hơn, tất cả các dấu hiệu cho thấy đất trồng đã hết dinh dưỡng. Thời điểm này cần tiến hành thay giá thể mới cho cây.
Khi tháy đất, cây cũng đã lớn nên các bạn có thể kết hợp thay chậu lớn hơn để bộ rễ của cây có không gian phát triển. Khi thay, nên tỉa cành, loại bỏ lá úa vàng.
Hoặc nếu không có điều kiện thay đất, các bạn phải bón thêm phân bón, bổ sung dinh dưỡng cho cây hoa hồng.
4. Phân bón
4.1 Giai đoạn cây con và thay chậu
Bón phân dơi khi mới trồng. Bảo bệ bộ rễ ban đầu và cung cấp dinh dưỡng giúp bền cây. Bón 50gram/gốc, rải quanh gốc và tưới đẫm.
Bổ sung thêm Kích rễ N3M khi mới trồng và cả giai đoạn tỉa cành, sang chậu. Giúp kích thích bộ rễ và phục hồi cây. Pha 1-2gram/1 lít nước sạch tưới quanh gốc.
Bón thêm phân bón Rynan 200 NPK 31-8-8 hoặc phun thêm Nano GOLD phân bón cao cấp USA Fish Lysate
Kiểm soát dinh dưỡng từ giai đoạn cây con đến khi trưởng thành. Còn tăng mầm chồi và phát triển thân lá.
4.2 Giai đoạn cây trưởng thành
Dùng phân bón Rynan 210 NPK 22-10-10 hoặc kết hợp dùng Nano GOLD phân bón cao cấp USA Fish Lysate
4.3 Giai đoạn phân hóa mầm và kích ra hoa
Dùng phân bón Rynan 220 NPK 12-12-20+ phân dơi + N3M. Kích thích ra hoa, trổ đồng loạt với màu sắc rực rỡ lâu tàn.
4.4 Giai đoạn cây phục hồi
Sau khi tỉa cành và các nụ hoa đã tàn. Bổ sung thêm đất dinh dưỡng. Phun N3M và bón lặp lại ở giai đoạn trưởn thành (Rynan 31-8-8). Giúp rễ phát triển phục hồi cây. Hoặc thay đổi qua phân hữu cơ Dynamic Úc, Nano GOLD phân bón cao cấp USA Fish Lysate…
Ngoài ra bạn nên kết hợp:
Phun thêm dịch chuối. Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cây ra rễ -lá – ngọn nhanh. Phục hồi sau khi ngộ độc hữu cơ.
Sử dụng Muối Epsom bổ sung trung lượng để cây xanh tốt, kháng bệnh và chống côn trùng gây hại.
5. Sâu bệnh hại
Các bạn phải thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa và thu gom lá bệnh, tiêu hủy và kết hợp phun thuốc như sau:
Sử dụng thuốc Anvil, Nano Đồng Oxyclorua Nano GOLD, Pseudomonas để phòng trị các bệnh đốm đen, gỉ sắt, phân trắng, thán thư….
Ngoài ra hoa hồng rất dễ bị sâu, nhện hại nên bạn có thể: phun thuốc Bihopper ( trị nhện đỏ); Radiant, Confidor ( trị sâu, bọ trĩ).
Việc sử dụng một loại thuốc trừ sâu thường xuyên cho cây sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc. Vì vậy các bạn hãy luân phiên 1 tháng thay đổi 1 lần giữa các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và hóa học.
Ngoài ra để cây có form đẹp cũng như phát triển tốt và ra hoa đều. Các bạn cần cắt tỉa cây đúng cách. Để tìm hiểu kĩ thuật cắt tỉa cho cây hoa hồng các bạn hãy tham khảo bài viết kĩ thuật tại đây nhé.
Để làm khung, giàn cho hoa hồng, bạn có thể dùng ống thép bọc nhựa hay cổng vòm hoa hồng… để cây hoa có kiểu dáng và vào form theo ý muốn.
Bên trên là kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng mà Vườn Sài Gòn muốn chia sẻ đến các bạn. Hãy cùng tham khảo và thực hiện để có vườn hoa thật xinh nhé.