Cây hoa hồng có rất nhiều loại bệnh hại khác nhau tấn công, vì vậy trong quá trình trồng và chăm sóc các bạn cần lưu ý, để hạn chế phòng và trị cho cây. Cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Bệnh đốm đen
Đặc điểm triệu chứng:
- Lúc đầu là những chấm nâu.
- Về sau chuyển thành đen xuất hiện trên các bề mặt lá những chấm này tròn hoặc không đều.
Nguyên nhân:
- Do nấm Marssonina rosae Lib.
- Thuộc nấm bất toàn. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 22-26oC. Ẩm độ >85%.
- Nấm tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động khác của con người.
Biện pháp phòng trừ:
- Để tránh bệnh vườn hồng phảithông thoáng. Đất không bị ngập úng.
- Tỉa bỏ những cành lá bị nhiễm bệnh. Làm sạch cỏ và thu dọn những tàn dư gây bệnh.
- Sử dụng thuốc Ridomil Goldhay Anvil để phun cho cây.
2. Bệnh phấn trắng
Đặc điểm triệu chứng:
- Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định.
Nguyên nhân:
- Do nấm Peronospora sparsa.
- Thích hợp ở ẩm độ 85%. Nhiệt độ 18oC. Nếu nhiệt độ 27oC nấm sẽ chết sau 24 giờ.
Biện pháp phòng trừ:
Dùng một trong các thuốc Anvil, SOLO TOP 50WP, Nativo. Pha với nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
- Cắt hủy cành lá bị bệnh, bón phân Kali để tăng sức chống chịu cho cây.
3.Bệnh gỉ sắt
Đặc điểm triệu chứng:
- Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ. Thường hình thành ở mặt dưới lá.
- Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường. Chuyển sang màu vàng nhạt.
Nguyên nhân:
- Do nấm Phragmidium mucronatum.
- Bào tử lan truyền trong không khí. Trên tàn dư cây bệnh còn sót lại. Nhiệt độ cho nấm phát triển là 18-21oC.
Biện pháp phòng trừ:
Loại bỏ tàn dư cây bệnh và cỏ dại kết hợp phun thuốc Anvil 5S, Nano Đồng Oxyclorua Nano GOLD
4. Bệnh thán thư
Đặc điểm triệu chứng:
- Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ. Hình thành từ chóp lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá.
- Ở giữa vết bệnh màu xám nhạc hơi lõm. Xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen.
- Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng. Sau chuyển qua màu nâu.
- Trên hoa và đài cũng có thể bị nhưng ít gặp hơn. Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân.
Nguyên nhân:
- Do nấm Sphaceloma rosarum (Pass) (Elsinoe rosarum).
Biện pháp phòng trừ:
Kết hợp phun Nativo 750WG, Thuốc trừ bệnh Polyoxin AL 10WP
Trên đây là các bệnh thường gặp trên hoa hồng. Bạn hãy phòng trước khi cây bị bệnh nhé. Chúc các bạn có một vườn hồng thật xanh tốt và nhiều màu sắc!