6 bệnh phổ biến thường xuất hiện trên cây dâu tây trồng tại nhà

Để năng suất dâu tây trồng tại nhà đạt hiệu quả cao, hãy cùng Vườn Sài Gòn lưu ý 6 bệnh phổ biển thường xuất hiện trên cây dâu tây dưới đây để có biện pháp phòng tránh nhé.

1. Vài nét về cây dâu tây

Cây dâu tây là loại thân thảo, rễ dạng chùm và mọc sâu cách mặt đất khoảng 25cm. Cây con lúc đầu sẽ phát triển chậm.

Quả Dâu tây là loại quả được đánh giá có chất lượng và giá thành thuộc hàng hoa quả cao cấp. Với mức giá dao động từ 200.000 – 700.000đ/kg phụ thuộc vào giống dâu và phương pháp canh tác.

Chính vì giá thành cao nên hiện nay trên thị trường các loại dâu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay dâu Trung Quốc đội mác dâu Đà Lạt được bán tràn lan với giá khá rẻ. Đây là nguyên nhân chính mà các nông dân phố tích cực trồng dâu tây trong khu vườn nhà mình hơn.

2. Những bệnh thường xuất hiện trên dâu tây và biện pháp phòng trừ

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Thời tiết: Nếu trời lạnh nhị hoa sẽ bị chết dẫn đến hoa có màu nâu, nếu thời tiết quá lạnh hoa sẽ bị chết, một số hoa đã thụ phấn sống sót làm cho hoa bị biến dạng. Vào mùa lạnh, khi nhiệt độ quá thấp, tế bào bị đông đá, phần gốc hóa nâu, cây sinh trường kém và mẫn cảm với nấm bệnh.

Cường độ sáng: Cường độ sáng cao, tế bào sẽ bị chết, trên lá có những dấu hình tròn.

Mưa đá: Mưa đá gây dập lá, hoa, quả, tạo cơ hội cho nấm bệnh xâm nhập, cây bị tổn thương lớn, tạo ra nhiều vết nâu trên lá do cây bị xước.

Rối loạn dinh dưỡng: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây như: đạm, kali, boron, canxi…dư hay thiếu đều dễ làm cây bị bệnh.

2.2. Bệnh phấn trắng: (Sphaerotheca macularis)

Triệu chứng: Ban đầu vết bệnh xuất hiện một lớp bột trắng, ta có thể nhìn thấy sau mặt lá, nhưng trên mặt lá thân, hoa, và trái cũng có thể bị nhiễm bệnh. Lá bệnh có khuynh hướng cuốn tròn lên phía trên và để lộ sau mặt lá một lớp bột màu trắng. Những vùng bị nhiễm bệnh thường sẽ héo khô và chết.

Biện pháp phòng trừ: sử dụng nguồn giống bệnh sạch, ngắt tỉa thường xuyên những thân lá già, dàn che dâu tây phải cao, thông gió, tránh ngập úng vào mùa mưa. Trồng đúng khoảng cách, tăng cường phân kali cho cây. Cây đã bị bệnh phun Mancozeb xanh 1 tuần 1 lần với liều lượng 2gr/lít nước vào chiều mát.

Dâu (3)

 

2.3. Bệnh thối trái do Phytophthora cactorum

Triệu chứng: Cả trái non và trái chín đều bị biến màu. Trái xanh dễ bị cứng và chuyển sang màu nâu. Trái già chuyển sang màu trắng tái, màu đỏ hoặc hơi nâu và hơi mềm. Trái bị bệnh trở nên khô, teo nhỏ lại và dai như cao su. Triệu chứng đặc biệt của bệnh này là trái bị mất hương, vị có mùi khó chịu. Trái bị bệnh có mùi dầu nhớt xe và có vị đắng.

Biện pháp phòng trừ: Để kiểm soát bệnh này, cần phải kiểm soát lượng nước. Biện pháp tốt nhất là phủ một lớp cỏ hoặc rơm khô lên bề mặt đất trồng sau đó phủ một lớp lưới lên trên lớp cỏ. Biện pháp này giúp cho trái dâu được khô ráo, không những ngăn ngừa được bệnh thối trái ở dâu tây mà còn ngăn ngừa được nhiều bệnh khác.

2.4. Bệnh đốm đen (Colletotrichum acutatum)

Triệu chứng: Khi trái chín, xuất hiện những đốm tròn có màu nâu. Những đốm tròn sạm màu và sau đó biến thành màu đen hoàn toàn. Nếu trái bị nhiễm bệnh trước khi chín thì toàn bộ trái sẽ bị đen và héo.

Biện pháp phòng ngừa: Cây dư nhiều đạm cũng dễ gây nên bệnh này. Nên cần hạn chế bón đạm trong giai đoạn cây dâu đã ra quả và chín.

2.5. Bệnh mốc xám (thối trái do Botrytis cinerea)

Triệu chứng: Nấm Botrytis chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn quả chín, trong điều kiện ẩm ướt bệnh có thể gây hại nghiêm trọng. Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện, sau đó lan rộng cả trái và phủ một lớp mốc xám.

Biện pháp phòng trừ:  Dùng rơm phủ bề mặt để ngăn trái không tiếp xúc với đất trồng. Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong vụ mưa. Hạn chế sử dụng hệ thống tưới phun mưa, không tưới vào buổi giữa trưa hoặc xế chiều vì thời gian này duy trì sự ẩm ướt sẽ kéo dài. Giữ cho bề mặt chậu dâu luôn được khô ráo.

Với cây đã bị bệnh sử dụng Ridomil Gold 1 tuần 1 lần với liều lượng 2gr/lít nước.

Lưu ý: Trong thời gian ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao phải rút ngắn thời gian giữa 2 lần phun từ 3-4 ngày xử lý 1 lần mới có khả năng hạn chế được bệnh. Phun kỹ vào các chùm trái, giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc với nồng độ cao sẽ làm trái dị dạng. Dưới điều kiện mưa nhiều và kéo dài thì nấm bệnh rất khó kiểm soát.

2.6. Bệnh thối đen rễ dâu tây

Triệu chứng: Thường bắt đầu ngay trong năm đầu tiên cho quả. Các tổn thương sẽ biểu hiện rõ nhất trong khu vực đất thấp hoặc nơi có sự thoát nước kém. Cây bị bệnh thối rễ tăng trưởng kém, thiếu sức sống, còi cọc. Cây sẽ bị khủng hoảng nước do nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng cao, trong hoặc sau khi cho quả rộ, hay bị hạn hán.

Trên lá: Lúc đầu lá bị đỏ như luộc từ ngoài rìa lá vào sau khô quắt, rũ làm cây héo hết lá.

-Trên rễ: Rễ bị thâm đen, ở giữa mạch lybe của trung trụ bị thối lan rộng dần.

-Trên thân: Thân bị bệnh cắt ngang thân phần gỗ lúc đầu chuyển sang màu nâu vàng, khi cây héo và chết vết thâm lan rộng hết phần lõi và chuyển sang nâu đậm. Những cây bị bệnh thối rễ thường tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh khác phát triển và gây hại cuống lá, quả.

Biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ: Kiểm soát tốt lượng nước tưới, xử lý đất bằng Trichodema Điền Trang

Dâu (2)

2.7. Bệnh đốm đỏ trên cây dâu tây

Triệu chứng: Khi cây có biểu hiện bệnh, ban đầu trên lá xuất hiện những đốm tròn màu đỏ tía.  Đốm tròn lan rộng từ 3-6mm. Ở giữa đốm có màu xám trắng, hoại tử, có quầng màu tím bao quanh đốm bệnh, ngoài ra còn có những đốm đỏ ở mặt dưới của lá nhưng màu nhạt hơn.

Biện pháp: Để phòng bệnh đốm đỏ cho dâu tây, bạn có thể phun thuốc trừ bệnh Anvil. Vệ sinh vườn thường xuyên, ngắt tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy để tránh lây lan.

Dâu1

Với 6 loại bệnh phổ biến thường xuất hiện trên cây dâu kể trên đa số đều bùng phát ở điều kiện độ ẩm cao, điều này cho thấy những vùng có khí hậu khô nóng như Sài Gòn không phải không có tiềm năng trồng dâu tây.

Hãy ghé Vườn Sài Gòn để chọn những cây giống dâu tây khỏe mạnh cho khu vườn nhà bạn nhé!

DANH MỤC