Những tưởng trồng rau sạch tại nhà sẽ đơn giản và dễ thực hiện. Thực tế khi bắt tay vào trồng, rất nhiều người đã mắc phải các sai lầm cơ bản và chỉ kịp nhận ra khi giàn rau sạch tại nhà của mình phát triển không như mong muốn. Cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu những sai lầm này để tránh gặp phải khi trồng rau sạch tại nhà nhé.
1. Đất trồng không phù hợp hay nghèo dinh dưỡng
Chuẩn bị đất trồng không đủ dinh dưỡng là một sai lầm phổ biến với nhiều người khi trồng rau tại nhà. Đất trồng nghèo dinh dưỡng rau sẽ sinh trưởng và phát triển kém.
Đất trồng rau nên là đất không chứa các chất ô nhiễm, sạch mầm bệnh, tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cao và chứa nhiều sinh vật có lợi cho đất.
Thường việc trồng rau trên sân thượng, ban công ở thành phố sẽ dùng đất chuyên dụng trồng rau với hàm lượng dinh dưỡng cao, đất đã được xử lý đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho rau.
2. Vị trí trồng không phù hợp
Chọn vị trí trồng không phù hợp, cây thiếu ánh sáng sẽ phát triển kém, lá vàng úa, chất lượng rau không ngon, không đảm bảo giá trị dinh dưỡng.
Các vị trí trồng như ban công, sân thượng, sân vườn,… phải đảm bảo ánh sáng mặt trời cây trồng nhận được ít nhất là 6 tiếng/ngày.
Vị trí trồng không đủ nắng
3. Gieo trồng không đúng thời điểm
Các loại rau khác nhau đều có nhu cầu khác nhau về điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn rau phát triển, sinh trưởng tốt thì phải chọn thời tiết, khí hậu phù hợp với loại rau đó. Từ đó, giúp cây rau phát triển khỏe mạnh, chống sâu bệnh tốt và cho năng suất chất lượng tối đa.
4. Mật độ trồng dày đặc
Mới bắt đầu trồng rau, bạn sẽ không biết gieo trồng như thế nào cho phù hợp và dễ mắc lỗi gieo hạt quá dày. Điều này vô tình làm giảm khả năng quang hợp của rau, cây phải chen chúc nhau, khó phát triển, nguồn dinh dương cạnh tranh,…Những điều này khiến cho rau trở nên còi cọc, thiếu sức sống, dễ lây lan khi có sâu bệnh.
Cây còi cọc do trồng mật độ quá dày
5. Lạm dụng phân bón trong trồng rau
Mọi người vẫn thường nghĩ bón phân nhiều cây sẽ phát triển tốt, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Cây trồng cũng giống như con người chúng ta, chỉ cần cung cấp dinh dưỡng với lượng vừa phải và chế độ bón phân hợp lý là cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu bón phân quá nhiều sẽ dẫn đến cây bị ngộ độc và chết.
Để có được một vườn rau sạch bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ vừa an toàn cho sức khỏe, vừa thân thiện với môi trường như đạm cá, phân trùn quế, phân gà,…
Bón phân cho rau
6. Tưới nước không hợp lý
Nước là yếu tố quan trọng cần thiết cho sự sống của thực vật. Vậy nên, trong quá trình trồng rau bạn cần cung cấp nước thường xuyên và đầy đủ.
Thời điểm thích hợp để tưới rau là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tranh tưới vào lúc trời đang nắng gắt hoặc giữa trưa. Và nên tưới bằng bình xịt hoặc tưới bằng vòi sen để nước dễ thẩm thấu trong đất, không gây dập rau.
Tưới nước cho rau
7. Sâu bệnh phá hoại trên rau
Nhiều người không để ý, quan sát vườn rau của mình thường xuyên, dẫn đến tình trạng rau bị sâu bọ, côn trùng gây hại cho rau.
Sâu phá hoại rau
Để tránh các sâu bệnh phá hoại trên rau chúng ta nên có các biện pháp phòng ngừa như phun phòng định kỳ 7-10 ngày/lần bằng những chế phẩm sinh học được chiết xuất từ tự nhiên như P-Gro, Pseudomonas, Neem Chili, Neem Nim,…vừa hiệu quả lại vừa an toàn.
8. Thu hoạch rau không đúng thời điểm
Thu hoạch rau đúng thời điểm là yếu tố quan trọng, ngoài việc rau cho chất lượng cao thì còn tránh khả năng cây bị nhiễm bệnh, giúp phòng chống sâu bệnh phá hoại trên rau. Nếu thu hoạch rau quá sớm cây sẽ yếu, không có sức đề kháng với sâu bệnh, ảnh hưởng đến đợt sinh trưởng tiếp theo. Còn thu hoạch quá muộn rau sẽ bị già không đảm bảo chất lượng.
Thu hoạch rau đúng thời điểm
Trồng rau hay làm vườn là công việc đòi hỏi bạn cần có tính kiên nhẫn. Vì thế, bạn hãy kiên nhẫn và dành thời gian quan tâm đến chúng mỗi ngày để có được thành quả như mong đợi bạn nhé. Thông qua bài viết “08 sai lầm cần tránh khi trồng rau sạch tại nhà” từ Vườn Sài Gòn hi vọng sẽ giúp các bạn thành công trong quá trình làm vườn tại nhà nhé!