Thiên nhiên có hàng ngàn loại nấm khác nhau, cách nhận biết nấm ăn được trong tự nhiên cũng không phải dễ dàng. Thậm chí nhiều loại nấm nhìn rất giống nhau nên bạn cần phải trang bị kiến thức và sự am hiểu nhất định trước khi hái những cây nấm lạ để thưởng thức… Cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu nhé!
Các loại nấm độc
I – Thế nào là nấm ăn được và nấm độc không ăn được?
Nấm mặc dù là một trong các loại nguyên liệu cực phẩm của tự nhiên vô cùng bổ dưỡng và chế biến lại còn cực kỳ ngon không hề kém thịt, cá hay cao lương mĩ vị, nhưng không phải vì thế mà loại nấm nào bạn thấy cũng như nhau và cũng có thể ăn được.
Các nhà thực vật học từng có nhiều công trình nghiên cứu về các loại nấm dại ăn được trong tự nhiên.
Tuy nhiên, đến nay các nghiên cứu này vẫn chưa đầy đủ vì họ hàng của nấm có đến hàng ngàn loại, nếu bạn muốn nhận biết đâu là nấm ăn được thì bạn cũng phải thật sự thận trọng.
Thế nào là nấm ăn được và nấm độc không ăn được?
II – Cách nhận biết nấm ăn được và nấm độc
1. Xem xét màu sắc các tia/mang dưới mũ nấm
Quan sát phần tia phía dưới mũ nấm, bạn chỉ nên chọn những cây nấm có tia là màu nâu hoặc màu da, không nên chọn nấm có các lá tia màu trắng.
Mặc dù hiện tại có một số ít loại nấm ăn lành tính các tia màu trắng này, nếu loại trừ số nấm này ra thì đa số các loài nấm độc chết người đều có lá tia là màu trắng.
Các tia dưới mũ nấm
2. Nhận biết màu sắc trên mũ nấm
Khi bạn thấy bất kỳ loại nấm tự nhiên nào có màu đỏ ở mũ nấm hoặc thân nấm thì hãy tránh xa, phần lớn đó đều là nấm độc.
Màu sắc mũ nấm
Ví dụ tiêu biểu nhất đó là Nấm Tán Bay (Fly Agaric), đây là loài nấm độc có mũ nấm màu đỏ.
Nấm Tán Bay là nấm cực độc, nấm này không ăn được
Vì vậy, bạn chỉ nên chọn những cây nấm có phần mũ nấm và thân nấm màu trắng, màu da hoặc màu nâu sẽ an toàn hơn. Các loại nấm ăn được thường ngày đa phần là 3 màu này mà thôi.
3. Nhận biết hoa văn hoặc vẩy trên mũ nấm
Một số công trình nghiên cứu về nấm từ các nhà khoa học thử nghiệm trên hàng ngàn loại nấm, tất cả kết quả phân tích đều cho thấy là các loại nấm ăn lành tính thường sẽ không có các loại hoa văn sặc sỡ hay các vẩy nấm, trong khi đó các loại nấm độc đều sặc sỡ lại có vẩy nấm trên mũ nấm hoặc các đốm sáng, có cả màu sáng và màu tối.
Hoa văn trên mũ nấm
Bạn có thể xem lại Nấm Tán Bay đã được ví dụ ở trên, mũ nấm màu đỏ (màu tối) lung linh kèm các vẩy trắng (màu sáng) sẽ vô cùng nguy hiểm. Một số loại nấm độc khác thì lại mũ nấm màu sáng (màu trắng) thì có vẩy màu tối (màu nâu).
4. Nhận biết hình dạng của thân nấm
Thông thường các loại nấm ăn được bạn hay dùng phần thân nấm đều thẳng trơn (như hình phải), không có phần cuốn vòng quanh thân.
Nếu bạn vô tình thấy một cây nấm nào đó trong tự nhiên mà thân nấm có một vòng thứ hai dưới mũ nấm gần giống một chiếc mũ nhỏ (hay vòng cổ nấm) thì tốt nhất đừng hái hay động vào bằng tay. Đây là một trong các đặc điểm nhận biết của nhiều loại nấm độc trong tự nhiên.
Thân nấm
5. Nhận biết thông qua mùi hương (ngửi bằng mũi)
Hạn chế áp dụng cách này các bạn nhé, một số loại nấm độc trong hương cũng có độc, kê mũi lại gần sẽ không phải là cách hay.
Nấm độc khi bạn ngắt ra thì tùy loại chúng sẽ có mùi hắc nhẹ/mạnh, có loại có mùi cay hoặc mùi đắng xộc lên mũi, điều này giúp bạn dễ nhận biết hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số loại nấm không ăn được có mùi thơm nhẹ nên khó nhận biết bằng mùi hương mà phải dựa vào các đặc điểm khác ở trên.
6. Thử nghiệm biến đổi màu sắc ở nấm
Cách này không đảm bảo 100% chuẩn xác, sẽ khoảng 80-90%. Nhưng đây cũng là một trong những cách nhận biết nấm ăn được dễ dàng và thông dụng nhất.
Cách 1: Bạn cắt hành lá ra, lấy phần màu trắng của hành lá chà xát lên trên phần mũ nấm. Nếu chà mà thân của hành bị biến thành màu xanh, xanh nâu, nâu thì đó là phần độc tố của nấm. Ngược lại thân hành không đổi màu thì nấm đó không có độc.
Cách 2: Dùng một chiếc đũa, kim may hoặc muỗng hay bất cứ vật dụng gì đó bằng bạc, bạn để nhẹ, chọt nhẹ vào trong món nấm xem vật thử đó có bị đổi màu, nếu đổi sang màu đen hoặc xám thì có thể kết luận phần lớn nấm có độc tố.
Cách 3: Bạn có thể đổ một ít sữa bò tươi lên trên mũ nấm, nếu thấy có hiện tượng sữa bị vón cục lại thì có thể nấm đó có độc.
Chú ý: Bạn hãy luôn thật thận trọng khi đi hái nấm tự nhiên, vì nhiều loài nấm ăn được và nấm không ăn được (nấm độc) có bề ngoài khá giống nhau, điều đó có thể khiến bạn dễ nhầm lẫn.
Bên trên là những kiến thức mà Vườn Sài Gòn muốn chi sẻ đến các bạn, hãy tham khảo để biết thêm thật nhiều kiến thức về nấm nhé!