KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU HÀ LAN ĐƠN GIẢN TẠI SÂN THƯỢNG

Đậu Hà Lan là loại thực phẩm rất phổ biến trên thế giới. Nó không chỉ là một món ăn bổ dưỡng mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người. Ngoài ra, loại đậu này còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch… Vốn là loài cây không kén đất trồng và cũng dễ chăm sóc nên được mọi người trồng tại nhà rất nhiều. Các bạn hãy cùng Vườn Sài Gòn tìm hiểu về kĩ thuật trồng cây Đậu Hà Lan nhé.

Dau Ha Lan

Cây có nguồn gốc từ vùng Cận Đông và các khu vực Địa Trung Hải.

Tên khoa học: Pirum satiuum

Hiện tại, có 2 loại giống phổ biến là đậu leo cần và đậu lùn.

Đậu Hà Lan thuộc cây thân thảo, sống được một năm và có thể tự thụ phấn.

1. Thời vụ trồng

Đậu hà lan là loại cây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất vẫn là tháng 5 hoặc tháng 11.

Nhiệt độ thích hợp: 18-20oC. Khí hậu ẩm

Nhiệt độ trên 25oC – dưới 12oC cây sinh trưởng chậm và ở 35oC cây tàn lụi nhanh.

Độ pH thích hợp:  5,5 -7,0

2. Chuẩn bị

– Chọn giống: Bạn có thể chọn hạt giống: Đậu Hà Lan Dẹp (Thu Trái) RADO 939 hay Đậu Hà Lan Rạng Đông 681.

– Chọn chậu: chậu nhựa có đường kính từ 30cm, chiều cao khoảng 30cm trở lên, có lỗ thoát nước.

– Đất trồng: cây có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, từ đất cát nhẹ nhiều mùn đến đất sét nặng, nhưng tốt nhất là đất nhiều mùn đến đất sét nhiều mùn. Các bạn có thể dùng đất sạch Orgamix 3 in 1, đã trộn sẵn phân bón sẽ tiết kiêm thời gian và công trộn đất.

Nếu sử dụng lại đất cũ cần vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi hoặc trichoderma để xử lí đất.

3. Gieo hạt

Ngâm hạt giống trong nước ấm 30 phút (nhiệt độ từ 50-52oC) và ủ vào khăn ấm khoảng 1 ngày hạt nứt thì đem gieo.

  • Gieo hạt cách nhau khoảng 15 – 20cm. Sau khi gieo hạt thì bạn phủ một lớp đất mỏng lên trên cùng.
  • Tưới nhẹ bằng vòi phun để hạt giống có đủ độ ẩm.

4. Nước tưới

Nước tưới cho cây cũng cần dùng nước sạch. Sau khi gieo, các bạn hãy thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 70-75%. Nếu bạn để đất quá khô cây sẽ còi cọc hay sâu bệnh làm giảm năng suất và cây cũng nhanh chết héo.

5. Bón phân và chăm sóc Đậu Hà Lan

Bạn cần bón thúc cho cây 3 lần:

  • Lần 1: cây có 4-5 lá thật.
  • Lần 2: bắt đầu nở hoa (trước khi cắm cọc, làm dàn).
  • Lần 3: sau thu quả đợt 1. Kết hợp làm cỏ, vun xới mỗi lần bón phân.

Các bạn có thể sử dụng phân bò đã xử lí, phân trùn quế để bón cho cây 1 lần/tuần.

Giai đoạn kích ra hoa các bạn bón thêm PHÂN BÓN HỖN HỢP NPK MINRO 15-5-20 TÍM cho cây (bón cách gốc khoảng 15cm).

Lưu ý: Trồng cây đậu Hà Lan tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phẫn hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng để bón cho cây.

Làm giàn (đối với đậu Hà Lan leo): Khi đậu Hà Lan bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho cây. Làm dàn cho đậu Hà Lan tương tự như đậu cove, dàn theo kiểu chữ A. Dàn từ 1,5-2m, Để làm dàn chắc chắn, bạn có thể sử dụng ống thép bọc nhựa, các loại dây cước, dây xanh để liên kết làm giàn.

Lam Gian Cho Dau Ha Lan

Làm giàn cho Đậu Hà Lan

6. Phòng trừ sâu bệnh

Sử dụng Thuốc trừ sâu Pesieu 500SC để phòng, trừ sâu rầy.

Phun Thuốc Anvil 5SC trừ bệnh phấn trắng, rỉ sắt…

7. Thu hoạch

Trồng cây đậu Hà Lan khoảng 2 đến 3 tháng sẽ thu hoạch được trái. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất vào sáng sớm. Khi thu hái tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ quả. Loại bỏ loại quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng.

Trên đây là kĩ thuật trồng cây đậu Hà LanVườn Sài Gòn muốn chia sẻ đến các bạn. Hãy cùng thực hiện nhé. Chúc các bạn có khu vườn thật xanh tốt!

DANH MỤC